Các Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm báo cáo Vụ trưởng những vấn đề nào theo quy định?
Các Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm báo cáo Vụ trưởng những vấn đề nào theo quy định?
Theo khoản 1 Điều 21 Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Thông tin, báo cáo phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Vụ Pháp chế
1. Các Phó Vụ trưởng có trách nhiệm báo cáo Vụ trưởng những vấn đề sau:
a) Tình hình thực hiện công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, những việc vượt quá thẩm quyền giải quyết và những việc cần xin ý kiến của Vụ trưởng;
b) Nội dung và kết quả các hội nghị, cuộc họp được ủy quyền tham dự hoặc chỉ đạo;
c) Kết quả làm việc khi được cử tham gia các đoàn công tác trong nước và nước ngoài.
...
Theo quy định nêu trên thì các Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm báo cáo Vụ trưởng những vấn đề sau:
- Tình hình thực hiện công việc thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách, những việc vượt quá thẩm quyền giải quyết và những việc cần xin ý kiến của Vụ trưởng;
- Nội dung và kết quả các hội nghị, cuộc họp được ủy quyền tham dự hoặc chỉ đạo;
- Kết quả làm việc khi được cử tham gia các đoàn công tác trong nước và nước ngoài.
Đối với các cuộc kiểm toán Vụ Pháp chế được giao chủ trì thì ai có báo cáo Vụ trưởng?
Theo khoản 4 Điều 21 Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2021 quy định như sau:
Thông tin, báo cáo phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Vụ Pháp chế
...
4. Đối với các cuộc kiểm toán Vụ Pháp chế được giao chủ trì: Trưởng đoàn kiểm toán có trách nhiệm báo cáo Vụ trưởng, Vụ Trưởng có trách nhiệm báo cáo với Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách và Báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước bằng văn bản kết quả kiểm toán của cuộc kiểm toán trước khi xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán tối thiểu 05 ngày làm việc.
Căn cứ trên quy định đối với các cuộc kiểm toán Vụ Pháp chế được giao chủ trì thì Trưởng đoàn kiểm toán có trách nhiệm báo cáo Vụ trưởng.
Sau đó Vụ Trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm báo cáo với Phó Tổng Kiểm toán nhà nước phụ trách và Báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước bằng văn bản kết quả kiểm toán của cuộc kiểm toán trước khi xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán tối thiểu 05 ngày làm việc.
Các Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm báo cáo Vụ trưởng những vấn đề nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Trưởng các phòng trực thuộc Vụ Pháp chế có trách nhiệm như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 21 Quy chế làm việc của Vụ Pháp chế ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-KTNN năm 2021 quy định Trưởng các phòng trực thuộc Vụ Pháp chế có trách nhiệm như sau:
- Báo cáo Phó Vụ trưởng phụ trách phòng định kỳ hàng tháng, 06 tháng và hàng năm về tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ công tác.
Đồng thời, các báo cáo gửi về Phòng Tổng hợp theo thời hạn sau:
+ Gửi báo cáo kết quả công tác tháng và kế hoạch công tác tháng sau trước ngày 20 hàng tháng;
+ Gửi Báo cáo kết quả công tác 06 tháng đầu năm và kế hoạch công tác 06 tháng cuối năm trước ngày 05 tháng 6 hàng năm;
+ Gửi Báo cáo kết quả công tác năm kế hoạch và kế hoạch công tác năm sau trước ngày 05 tháng 12 hàng năm.
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Vụ Pháp chế và báo cáo kết quả thực hiện.
Trường hợp vì lý do khách quan không thể thực hiện được theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Vụ phải báo cáo bằng văn bản và nêu rõ lý do không thực hiện được.
- Báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng phụ trách đối với những công việc mới phát sinh, những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa các đơn vị trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Trường hợp được lãnh đạo Vụ Pháp chế cử đi họp, đi công tác, thì người được cử đi họp, đi công tác có trách nhiệm xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Vụ Pháp chế phụ trách và báo cáo về nội dung và kết quả cuộc họp, chuyến công tác chậm nhất là 05 ngày làm việc sau khi cuộc họp, chuyến công tác kết thúc.
Lưu ý: Ngoài trách nhiệm được quy định tại khoản 2 Điều này, Trưởng Phòng Tổng hợp còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Cung cấp thông tin về những công việc đã được giải quyết theo chỉ đạo của lãnh đạo Vụ Pháp chế.
- Chuẩn bị báo cáo giao ban lãnh đạo Vụ Pháp chế.
- Tổng hợp và xây dựng báo cáo của Vụ Pháp chế gửi các đơn vị theo quy định hoặc khi lãnh đạo Vụ Pháp chế chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?