Các Phòng Thanh tra thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn gì? Chức năng của các Phòng Thanh tra thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước là gì?
Thanh tra Kiểm toán nhà nước được quyền thành lập những phòng ban trực thuộc nào?
Thanh tra Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Tại Điều 3 Quyết định 1363/QĐ-KTNN năm 2020 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Kiểm toán nhà nước như sau:
Tổ chức
1. Tổ chức bộ máy của Thanh tra Kiểm toán nhà nước gồm có:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Thanh tra 1;
c) Phòng Thanh tra 2;
d) Phòng Thanh tra 3.
2. Thanh tra Kiểm toán nhà nước gồm có: Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng, các công chức và người lao động.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức công chức lãnh đạo của Thanh tra Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, Tổ chức bộ máy của Thanh tra Kiểm toán nhà nước gồm có:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Thanh tra 1;
- Phòng Thanh tra 2;
- Phòng Thanh tra 3.
Các Phòng Thanh tra thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo điểm b khoản 2 Điều 1 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 67/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
...
Phòng Thanh tra 1, 2, 3
...
b) Nhiệm vụ và quyền hạn
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp tham mưu giúp Chánh Thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm trình Tổng Kiểm toán nhà nước và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Đề xuất kế hoạch, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trực thuộc Kiểm toán nhà nước trong hoạt động kiểm toán, quản lý đơn vị và các nhiệm vụ công tác được giao.
- Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các đơn vị.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước đề xuất ý kiến, kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét trách nhiệm, xử lý công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Tổng Kiểm toán nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc không thực hiện quyết định, kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp xây dựng kế hoạch, chương trình hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ công chức làm công tác thanh tra và tổ chức thực hiện.
- Quản lý công chức và người lao động thuộc phòng.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước giao hoặc ủy quyền.
Theo đó, các Phòng Thanh tra thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp tham mưu giúp Chánh Thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm trình Tổng Kiểm toán nhà nước và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Đề xuất kế hoạch, thanh tra việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trực thuộc Kiểm toán nhà nước trong hoạt động kiểm toán, quản lý đơn vị và các nhiệm vụ công tác được giao.
- Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các đơn vị.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Kiểm toán nhà nước.
- Tham mưu, giúp Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước đề xuất ý kiến, kiến nghị Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét trách nhiệm, xử lý công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Tổng Kiểm toán nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật được phát hiện thông qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc không thực hiện quyết định, kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Phối hợp với Phòng Tổng hợp xây dựng kế hoạch, chương trình hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ công chức làm công tác thanh tra và tổ chức thực hiện.
- Quản lý công chức và người lao động thuộc phòng.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác khi được Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước giao hoặc ủy quyền.
Chức năng của các Phòng Thanh tra thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước là gì?
Theo điểm a khoản 2 Điều 1 Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 67/QĐ-KTNN năm 2021 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
....
2. Phòng Thanh tra 1, 2, 3
a) Chức năng
Các Phòng Thanh tra thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước có chức năng tham mưu, giúp Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước tiến hành thanh tra hành chính đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, các Phòng Thanh tra thuộc Thanh tra Kiểm toán nhà nước có chức năng tham mưu, giúp Chánh Thanh tra Kiểm toán nhà nước tiến hành thanh tra hành chính đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?