Các phương tiện, thiết bị xếp dỡ dùng trong giao thông vận tải bao gồm những thiết bị cụ thể nào? Quá trình đóng dấu và gắn nhãn thiết bị của cơ sở chế tạo được thực hiện ra sao?

Tôi có nghe về các phương tiện, thiết bị xếp dỡ dùng trong giao thông vận tải nhưng chưa biết cụ thể gồm những loại nào? Quá trình đóng dấu và gắn nhãn thiết bị của cơ sở chế tạo lên những thiết bị này được thực hiện ra sao? Các phương tiện, thiết bị xếp dỡ cần đáp ứng quy định an toàn về khoảng trống như thế nào? - Câu hỏi của anh Huy - Kiên Giang.

Các phương tiện, thiết bị xếp dỡ dùng trong giao thông vận tải bao gồm những thiết bị cụ thể nào?

Theo quy định tại tiểu mục 1.1 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2018/BGTVT về Chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ, phương tiện, thiết bị xếp dỡ dùng trong giao thông vận tải được hiểu như sau:

Phạm vi điều chỉnh
1.1.1 Quy chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn kỹ thuật, an toàn lao động về thiết kế, chế tạo, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, nhập khẩu, khai thác, các yêu cầu về quản lý, kiểm tra, kiểm định, chứng nhận an toàn kỹ thuật, an toàn lao động đối với phương tiện, thiết bị xếp dỡ dùng trong giao thông vận tải (“phương tiện, thiết bị xếp dỡ dùng trong giao thông vận tải” sau đây trong Quy chuẩn này viết tắt là “thiết bị xếp dỡ”). Bao gồm:
- Cần trục, cầu trục, cổng trục, bán cổng trục, trục cáp các loại;
- Palăng, xe tời, tời kéo, bàn nâng, sàn nâng, vận thăng, thang cuốn, thang máy, băng tải, xe nâng hàng các loại, thiết bị nâng hạ, di chuyển người hoặc hàng;
- Các loại bộ phận mang tải (gầu ngoạm, dây, xà treo hàng, khung nâng di động, thùng chứa), búa đóng cọc, xe tời điện chạy trên ray;
- Các phương tiện, thiết bị xếp dỡ, nâng hạ công tác, nâng chuyển chuyên dụng và các phương tiện, thiết bị xếp dỡ khác.
1.1.2 Quy chuẩn này không áp dụng cho các phương tiện, thiết bị xếp dỡ lắp đặt trên tàu biển, phương tiện thủy nội địa và công trình biển.

Có thể thấy, tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2018/BGTVT, các phương tiện, thiết bị xếp dỡ được liệt kê cụ thể như trên và không bao gồm các phương tiện, thiết bị xếp dỡ lắp đặt trên tài biển, phương tiện thủy nội địa và công trình biển.

Phương tiện, thiết bị xếp dỡ

Phương tiện, thiết bị xếp dỡ (Hình từ Internet)

Quá trình đóng dấu và gắn nhãn thiết bị của cơ sở chế tạo lên phương tiện xếp dỡ được thực hiện như thế nào?

Tại tiểu mục 1.1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2018/BGTVT về Chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ quy định cụ thể về quá trình đóng dấu và gắn nhãn thiết bị của cơ sở chế tạo như sau:

Đóng dấu và gắn nhãn thiết bị của cơ sở chế tạo
Các thiết bị xếp dỡ phải được đóng dấu và gắn nhãn thiết bị như sau:
1.1.1 Đóng dấu
Sức nâng cho phép (và tầm với) sẽ được đóng dấu cố định ở một vị trí dễ nhìn thấy và có thể nhìn thấy rõ từ dưới mặt đất.
Trong trường hợp cần trục có sức nâng thay đổi theo tầm với thì phải lắp đặt một bảng chia độ phù hợp chỉ báo sức nâng và tầm với của cần.
Trong trường hợp cần trục có từ hai móc cẩu trở lên, thì sức nâng của mỗi một móc cẩu phải được chỉ rõ ngay trên cụm puly móc cẩu liên quan. Ngoài ra cần phải chỉ rõ sức nâng cho phép trên mỗi móc trong trường hợp tất cả các móc cẩu có thể được sử dụng đồng thời.
1.1.2 Tấm nhãn thiết bị
Nội dung ghi nhãn thiết bị xếp dỡ thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn thiết bị. Nhãn phải được ghi rõ ràng và bền vững trên thiết bị xếp dỡ, với các thông tin tối thiểu sau:
- Tên thiết bị xếp dỡ;
- Tên và địa chỉ cơ sở chế tạo;
- Nhãn hiệu và số loại (Model);
- Thông số kỹ thuật;
- Năm chế tạo.
1.1.3 Biển cảnh báo
Phải có biển cảnh báo ở các khu vực nguy hiểm, các lối lên và được gắn ở vị trí thích hợp sao cho dễ nhìn thấy như "Không được đứng dưới tải nâng", "Người không có trách nhiệm không được lên thiết bị xếp dỡ", "Nguy hiểm - Thiết bị xếp dỡ".

Các phương tiện, thiết bị xếp dỡ cần đáp ứng quy định an toàn về khoảng trống như thế nào?

Tại tiểu mục 1.2.1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2018/BGTVT về Chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ, quy định an toàn về khoảng cách và kết cấu đối với phương tiện, thiết bị xếp dỡ được quy định cụ thể như sau:

Quy định an toàn về khoảng cách và kết cấu
1.2.1 Khoảng trống
1.2.1.1 Tất cả các bộ phận chuyển động của thiết bị xếp dỡ, ngoại trừ thiết bị vận hành và ngoạm, xúc hàng ở vị trí bất lợi nhất và ở trong những điều kiện chịu tải bất lợi nhất của chúng phải cách các vật cố định tối thiểu là 0,05 m, cách lan can bảo vệ hoặc tay vịn tối thiểu là 0,1 m và cách các lối đi tối thiểu là 0,5 m.
1.2.1.2 Khoảng cách tối thiểu theo phương thẳng đứng từ thiết bị xếp dỡ đến lối đi làm việc chung phía dưới (đến sàn cũng như đến các thiết bị cố định hoặc chuyển động của nhà xưởng, ngoại trừ các sàn làm việc hoặc bảo dưỡng hoặc tương tự) phải không nhỏ hơn 1,8 m, đến các bộ phận của các thiết bị cố định hoặc chuyển động có các lối đi được hạn chế (như vòm lò, các bộ phận máy, các thiết bị xếp dỡ di chuyển ở dưới...) cũng như lan can bảo vệ phải không nhỏ hơn 0,5 m.
1.2.1.3 Khoảng cách tối thiểu theo phương thẳng đứng từ thiết bị xếp dỡ đến các bộ phận cố định hoặc chuyển động phía trên (nghĩa là giữa phần kết cấu của tời hoặc lan can và dầm nhà xưởng, các đường ống, các thiết bị xếp dỡ chạy trên đường chạy khác phía trên...) phải không nhỏ hơn 0,5 m ở các sàn bảo dưỡng và các vùng lân cận. Khoảng cách này có thể được giảm tới 0,1 m trong trường hợp các bộ phận kết cấu đặc biệt, với điều kiện không gây nguy hiểm cho người hoặc có những cảnh báo thích hợp để loại trừ các rủi ro có thể xảy ra.

Như vậy, quá trình kiểm tra các phương tiện, thiết bị xếp dỡ cần đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về khoảng trống như trên.

Thiết bị xếp dỡ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Giá dịch vụ kiểm tra thiết bị xếp dỡ của phương tiện đường sắt nhập khẩu như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất thiết bị xếp dỡ sử dụng trong giao thông vận tải muốn kiểm tra thiết bị trong sản xuất thì hồ sơ kiểm tra bao gồm những gì?
Pháp luật
Cơ sở thiết kế thiết bị xếp dỡ sử dụng trong giao thông vận tải muốn thẩm định thiết kế thì trong hồ sơ đề nghị thẩm định gồm những gì?
Pháp luật
Khi thiết kế kết cấu và các cơ cấu của thiết bị xếp dỡ cần xét đến các tải trọng nào? Động đất có ảnh hưởng thế nào đến kết cấu của thiết bị xếp dỡ?
Pháp luật
Khoảng cách tối thiểu từ điểm tựa gần nhất của thiết bị xếp dỡ đến mép hào, hố tối đa là bao nhiêu mét?
Pháp luật
Hồ sơ thiết kế khi chế tạo mới thiết bị xếp dỡ để trình thẩm định gồm những thành phần nào? Cơ sở thực hiện phương pháp phân nhóm chung các thiết bị xếp dỡ là gì?
Pháp luật
Các tải trọng chính xét đến trong thiết kế kết cấu của thiết bị xếp dỡ bao gồm những loại nào?
Pháp luật
Các phương tiện, thiết bị xếp dỡ dùng trong giao thông vận tải bao gồm những thiết bị cụ thể nào? Quá trình đóng dấu và gắn nhãn thiết bị của cơ sở chế tạo được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Trong quá trình tháo lắp thiết bị xếp dỡ được phép dùng máy trục để nâng hạ người hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị xếp dỡ
4,271 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị xếp dỡ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thiết bị xếp dỡ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào