Các quốc gia cần làm gì để bảo đảm cho người khuyết tật là trẻ em được hưởng đầy đủ các quyền của mình?

Em ơi cho anh hỏi: Các quốc gia cần làm gì để bảo đảm cho người khuyết tật là trẻ em được hưởng đầy đủ các quyền của mình? Để người khuyết tật có thể sống độc lập và tham gia trọn vẹn vào mọi khía cạnh cuộc sống thì các quốc gia cần làm gì? Đây là câu hỏi của anh Minh Khải đến từ Đà Nẵng.

Các quốc gia cần làm gì để bảo đảm cho người khuyết tật là trẻ em được hưởng đầy đủ các quyền của mình?

Căn cứ theo Điều 7 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Trẻ em khuyết tật
1. Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm cho trẻ em khuyết tật được hưởng trọn vẹn các quyền và tự do cơ bản của con người trên cơ sở bình đẳng với các trẻ em khác.
2. Trong mọi hành động liên quan tới trẻ em khuyết tật, lợi ích tốt nhất của trẻ phải được đặt lên hàng đầu.
3. Các quốc gia thành viên bảo đảm rằng trẻ em khuyết tật có quyền bày tỏ ý kiến một cách tự do về mọi vấn đề ảnh hưởng tới các em, ý kiến của trẻ em phải được cân nhắc thích đáng phù hợp với độ tuổi và sự trưởng thành của các em, trên cơ sở bình đẳng với các trẻ em khác, bảo đảm cung cấp cho các em sự trợ giúp phù hợp với lứa tuổi và với tình trạng khuyết tật để các em thực hiện quyền đó.

Như vậy, các quốc gia cần tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo đảm cho trẻ em khuyết tật được hưởng trọn vẹn các quyền và tự do cơ bản của con người trên cơ sở bình đẳng với các trẻ em khác.

Trong mọi hành động liên quan tới trẻ em khuyết tật, lợi ích tốt nhất của trẻ phải được đặt lên hàng đầu.

Bên cạnh đó, các quốc gia bảo đảm rằng trẻ em khuyết tật có quyền bày tỏ ý kiến một cách tự do về mọi vấn đề ảnh hưởng tới các em, ý kiến của trẻ em phải được cân nhắc thích đáng phù hợp với độ tuổi và sự trưởng thành của các em, trên cơ sở bình đẳng với các trẻ em khác, bảo đảm cung cấp cho các em sự trợ giúp phù hợp với lứa tuổi và với tình trạng khuyết tật để các em thực hiện quyền đó.

Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về

Người khuyết tật

Người khuyết tật (Hình từ Internet)

Để người khuyết tật có thể sống độc lập và tham gia trọn vẹn vào mọi khía cạnh cuộc sống thì các quốc gia cần làm gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Khả năng tiếp cận
1. Để người khuyết tật có thể sống độc lập và tham gia trọn vẹn vào mọi khía cạnh cuộc sống, quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cận trên cơ sở bình đẳng với những người khác đối với môi trường vật chất, giao thông, thông tin liên lạc, trong đó có các công nghệ và hệ thống thông tin liên lạc, và các vật dụng và dịch vụ khác dành cho công chúng, ở cả thành thị và nông thôn. Các biện pháp này, trong đó có phát hiện và loại bỏ những cản trở và chướng ngại đối với sự tiếp cận, sẽ áp dụng trước hết đối với:
a. Tòa nhà, đường sá, giao thông và các công trình, cơ sở vật chất trong nhà và bên ngoài khác, trong đó có trường học, nhà ở, cơ sở y tế và nơi làm việc;
b. Thông tin, liên lạc và các dịch vụ khác, trong đó có dịch vụ điện tử và dịch vụ cấp cứu.
...

Như vậy, để người khuyết tật có thể sống độc lập và tham gia trọn vẹn vào mọi khía cạnh cuộc sống thì quốc gia phải tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm cho người khuyết tật được tiếp cận trên cơ sở bình đẳng với những người khác đối với môi trường vật chất, giao thông, thông tin liên lạc, trong đó có các công nghệ và hệ thống thông tin liên lạc, và các vật dụng và dịch vụ khác dành cho công chúng, ở cả thành thị và nông thôn. Các biện pháp này, trong đó có phát hiện và loại bỏ những cản trở và chướng ngại đối với sự tiếp cận, sẽ áp dụng trước hết đối với:

- Tòa nhà, đường sá, giao thông và các công trình, cơ sở vật chất trong nhà và bên ngoài khác, trong đó có trường học, nhà ở, cơ sở y tế và nơi làm việc;

- Thông tin, liên lạc và các dịch vụ khác, trong đó có dịch vụ điện tử và dịch vụ cấp cứu.

Các quốc gia tiến hành biện pháp thích hợp để giúp người khuyết tật về khả năng tiếp cận của họ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Khả năng tiếp cận
...
2. Các quốc gia thành viên cũng tiến hành các biện pháp thích hợp để:
a. Phát triển, tăng cường và giám sát thi hành những tiêu chuẩn tối thiểu và định hướng về khả năng tiếp cận của cơ sở vật chất và dịch vụ dành cho công chúng;
b. Bảo đảm rằng các cơ sở tư nhân cung cấp cơ sở vật chất và dịch vụ cho công chúng cân nhắc mọi khía cạnh về khả năng tiếp cận đối với người khuyết tật;
c. Cung cấp đào tạo cho những người nắm giữ cổ phần về các vấn đề liên quan đến khả năng tiếp cận mà người khuyết tật phải đối mặt;
d. Cung cấp dấu hiệu nổi Braille dưới dạng dễ đọc và dễ hiểu trong các tòa nhà và các cơ sở vật chất khác dành cho công chúng;
e. Cung cấp các hình thức trợ giúp và người giúp đỡ tại chỗ, trong đó có hướng dẫn, máy đọc và người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu chuyên nghiệp, để các tòa nhà và cơ sở vật chất khác dành cho công chúng dễ tiếp cận hơn;
f. Tăng cường các hình thức trợ giúp thích hợp khác cho người khuyết tật để bảo đảm đảm cho họ tiếp cận thông tin;
g. Khuyến khích người khuyết tật tiếp cận thông tin và công nghệ, hệ thống liên lạc mới, trong đó có Internet;
h. Khuyến khích thiết kế, phát triển, sản xuất và phân phối thông tin, công nghệ và hệ thống liên lạc dễ tiếp cận ngay từ giai đoạn đầu, nhờ đó các công nghệ và hệ thống này sẽ dễ tiếp cận với chi phí tối thiểu.

Như vậy, các quốc gia tiến hành biện pháp thích hợp để giúp người khuyết tật về khả năng tiếp cận của họ được quy định như trên.

Người khuyết tật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục thực hiện theo Nghị định 125 ra sao?
Pháp luật
Điều kiện cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục theo Nghị định 125 như thế nào?
Pháp luật
Ngày 3 tháng 12 có phải là ngày nghỉ lễ, tết của người lao động? Người lao động là người khuyết tật có bao nhiêu ngày nghỉ phép năm?
Pháp luật
Thủ tục thành lập trường dành cho người khuyết tật công lập hoặc cho phép thành lập trường dành cho người khuyết tật tư thục?
Pháp luật
Để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng, lối thoát nạn nhà ở được xây dựng thế nào? Thế nào là công trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền, trách nhiệm trong việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật? Xác định mức độ khuyết tật bằng phương pháp nào? Và thủ tục xác định thực hiện những gì?
Pháp luật
Người khuyết tật nuôi con dưới 36 tháng tuổi có thuộc đối tượng bảo trợ xã hội không? Nếu có thì được hỗ trợ những khoản nào?
Pháp luật
Hành vi phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đúng không?
Pháp luật
Người khuyết tật một bàn tay có được lái xe ô tô không? Người khuyết tật một bàn tay cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi đăng ký học lái ô tô?
Pháp luật
Cơ sở giáo dục cản trở người khuyết tật học tập bị phạt thế nào? Có bao nhiêu phương thức giáo dục người khuyết tật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người khuyết tật
1,171 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào