Các quốc gia thành viên của Công ước về quyền của người khuyết tật họp thường kỳ tại Hội nghị quốc gia thành viên để xem xét những vấn đề nào?

Em ơi cho anh hỏi: Các quốc gia thành viên của Công ước về quyền của người khuyết tật họp thường kỳ tại Hội nghị quốc gia thành viên để xem xét những vấn đề nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Trung đến từ Đà Nẵng.

Các quốc gia thành viên của Công ước về quyền của người khuyết tật họp thường kỳ tại Hội nghị quốc gia thành viên để xem xét những vấn đề nào?

Căn cứ theo Điều 40 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Hội nghị quốc gia thành viên
1. Các quốc gia thành viên họp thường kỳ tại Hội nghị quốc gia thành viên để xem xét mọi vấn đề liên quan đến việc thi hành Công ước này.
2. Muộn nhất 6 tháng kể từ ngày Công ước này có hiệu lực, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ triệu tập Hội nghị quốc gia thành viên. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc sẽ triệu tập các kỳ họp tiếp theo hai năm một lần hoặc theo quyết định của Hội nghị quốc gia thành viên.

Theo đó, các quốc gia thành viên của Công ước về quyền của người khuyết tật họp thường kỳ tại Hội nghị quốc gia thành viên để xem xét mọi vấn đề liên quan đến việc thi hành Công ước này.

Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về

Người khuyết tật

Người khuyết tật (Hình từ Internet)

Khi có quốc gia thành viên của Công ước về quyền của người khuyết tật đề nghị sửa đổi công ước thì trình đề xuất đó lên ai?

Căn cứ theo Điều 47 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Sửa đổi
1. Bất kỳ quốc gia thành viên nào đều có quyền đề xuất sửa đổi Công ước này và đệ trình đề xuất đó lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Ngay sau đó, Tổng Thư ký sẽ thông báo những đề xuất sửa đổi cho các quốc gia thành viên, đồng thời đề nghị các quốc gia thành viên cho biết có tán thành hay không tán thành việc triệu tập một hội nghị các quốc gia thành viên để xem xét và biểu quyết về các đề xuất đó. Nếu trong vòng 4 tháng kể từ ngày thông báo có ít nhất một phần ba số quốc gia thành viên tán thành triệu tập một hội nghị như vậy thì Tổng Thư ký sẽ triệu tập một hội nghị này dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Bất kỳ sửa đổi nào được chấp nhận bởi ít nhất hai phần ba số quốc gia thành viên có mặt và biểu quyết tại hội nghị sẽ được đệ trình cho Đại hội đồng để thông qua và sau đó chuyển cho các quốc gia thành viên để phê duyệt.
2. Mọi sửa đổi bổ sung được thông qua theo khoản 1 của điều này sẽ có hiệu lực từ ngày thứ 30 sau ngày đạt được số văn kiện phê duyệt nộp lưu chiểu bằng hai phần ba số quốc gia thành viên tại thời điểm chấp thuận sửa đổi. Sau đó, đối với mỗi quốc gia thành viên, sửa đổi đó có hiệu lực từ ngày thứ 30 sau ngày quốc gia đó nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt. Một sửa đổi chỉ ràng buộc những quốc gia đã chấp nhận nó.

Theo đó, khi có quốc gia thành viên của Công ước về quyền của người khuyết tật đề nghị sửa đổi công ước này thì trình đề xuất đó lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Ngay sau đó, Tổng Thư ký sẽ thông báo những đề xuất sửa đổi cho các quốc gia thành viên, đồng thời đề nghị các quốc gia thành viên cho biết có tán thành hay không tán thành việc triệu tập một hội nghị các quốc gia thành viên để xem xét và biểu quyết về các đề xuất đó.

Nếu trong vòng 4 tháng kể từ ngày thông báo có ít nhất một phần ba số quốc gia thành viên tán thành triệu tập một hội nghị như vậy thì Tổng Thư ký sẽ triệu tập một hội nghị này dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.

Bất kỳ sửa đổi nào được chấp nhận bởi ít nhất hai phần ba số quốc gia thành viên có mặt và biểu quyết tại hội nghị sẽ được đệ trình cho Đại hội đồng để thông qua và sau đó chuyển cho các quốc gia thành viên để phê duyệt.

Quốc gia thành viên gửi văn bản đến ai để tuyên bố rút khỏi Công ước về quyền của người khuyết tật?

Căn cứ theo Điều 48 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:

Rút khỏi Công ước
Quốc gia thành viên có thể tuyên bố rút khỏi Công ước này bằng một văn bản thông báo gửi đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Tuyên bố rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ khi Tổng Thư ký nhận được thông báo.

Theo đó, Quốc gia thành viên gửi văn bản để tuyên bố rút khỏi Công ước về quyền của người khuyết tật đến Tổng thư ký Liên Hợp Quốc.

Tuyên bố rút khỏi Công ước sẽ có hiệu lực sau một năm kể từ khi Tổng Thư ký nhận được thông báo.

Công ước về quyền của người khuyết tật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công ước về quyền của người khuyết tật sẽ có hiệu lực từ ngày nào sau ngày lưu chiểu văn kiện phê chuẩn hoặc gia nhập thứ 20?
Pháp luật
Khi có đề xuất sửa đổi Công ước về quyền của người khuyết tật thì cần bao nhiêu thành viên tán thành để mở một hội nghị xem xét các đề xuất đó?
Pháp luật
Các quốc gia thành viên của Công ước về quyền của người khuyết tật họp thường kỳ tại Hội nghị quốc gia thành viên để xem xét những vấn đề nào?
Pháp luật
Lưu chiểu Công ước về quyền của người khuyết tật sẽ do ai chịu trách nhiệm thực hiện? Việc bảo lưu đối với Công ước này có thể rút lại khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công ước về quyền của người khuyết tật
956 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công ước về quyền của người khuyết tật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công ước về quyền của người khuyết tật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào