Các suất ăn bán trú, nội trú của học sinh tiểu học phải đảm bảo tỉ lệ dinh dưỡng như thế nào theo hướng dẫn về bữa ăn học đường?
- Các suất ăn bán trú, nội trú của học sinh tiểu học phải đảm bảo tỉ lệ dinh dưỡng như thế nào theo hướng dẫn về bữa ăn học đường?
- Cần xây dựng thực đơn suất ăn bán trú, nội trú cho học sinh tiểu học theo hướng dẫn về bữa ăn học đường như thế nào?
- Cơ sở vật chất phục vụ công tác tổ chức bữa ăn học đường cho học sinh tiểu học phải đáp ứng những điều kiện cơ bản nào?
Các suất ăn bán trú, nội trú của học sinh tiểu học phải đảm bảo tỉ lệ dinh dưỡng như thế nào theo hướng dẫn về bữa ăn học đường?
Khuyến nghị năng lượng phân phối cho các bữa ăn học đường của học sinh tiểu học được quy định tại tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục I Phần II Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
Bảo đảm cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết
...
1.3. Đối với học sinh tiểu học (6 đến 11 tuổi)
* Khuyến nghị năng lượng tại trường học
* Tỉ lệ các chất sinh năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
- Chất đạm (protein) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
- Chất béo (lipit) cung cấp khoảng 20% - 30% năng lượng khẩu phần.
- Chất bột (gluxit) cung cấp khoảng 55% - 65% năng lượng khẩu phần.
Ngoài năng lượng, chất đạm, chất béo và chất bột đường, cần đảm bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin E và chất xơ.
...
Theo đó, lượng kcal trong các suất ăn bán trú, nội trú cho học sinh tiểu học được khuyến nghị cung cấp theo tỉ lệ như sau:
Tỉ lệ các chất sinh năng lượng được khuyến nghị theo cơ cấu:
- Chất đạm (protein) cung cấp khoảng 13% - 20% năng lượng khẩu phần.
- Chất béo (lipit) cung cấp khoảng 20% - 30% năng lượng khẩu phần.
- Chất bột (gluxit) cung cấp khoảng 55% - 65% năng lượng khẩu phần.
Ngoài năng lượng, chất đạm, chất béo và chất bột đường, cần đảm bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin E và chất xơ.
Bên cạnh đó, theo tiết 2.3 tiểu mục 2 Mục I Phần II Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022, lượng kcal phân phối cho các suất ăn bán trú, nội trú của học sinh tiểu học cần bảo đảm theo tỷ lệ chung đối với các bữa ăn trong ngày như sau:
- Số bữa ăn cho học sinh tiểu học tại trường: một bữa chính và một bữa phụ
+ Bữa trưa đáp ứng 30-40% nhu cầu năng lượng khuyến nghị một ngày theo từng lứa tuổi.
+ Bữa phụ đáp ứng 5-10% nhu cầu năng lượng.
- Đối với trường tiểu học tổ chức bữa ăn học đường phân bố thành 4 bữa, năng lượng phân phối cho các bữa như sau:
+ Bữa sáng đáp ứng từ 25-30% nhu cầu năng lượng cả ngày.
+ Bữa trưa đáp ứng từ 30-40% nhu cầu năng lượng cả ngày.
+ Bữa phụ đáp ứng từ 5-10% nhu cầu năng lượng cả ngày.
+ Bữa tối đáp ứng từ 25-30% nhu cầu năng lượng cả ngày.
- Đối với những trường tiểu học không tổ chức bữa ăn học đường hoặc tổ chức bữa ăn không có bữa phụ: Cần đảm bảo cung cấp tối thiểu cho trẻ đủ 3 bữa chính, không để trẻ nhịn ăn sáng đi học.
Các suất ăn bán trú, nội trú của học sinh tiểu học phải đảm bảo cung cấp cho các em tỉ lệ dinh dưỡng như thế nào? (Hình từ Internet)
Cần xây dựng thực đơn suất ăn bán trú, nội trú cho học sinh tiểu học theo hướng dẫn về bữa ăn học đường như thế nào?
Thực đơn suất ăn học đường của học học sinh tiểu học được quy định tại tiểu mục 3 Mục I Phần II Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
- Thực đơn bữa ăn học đường cần bảo đảm đa dạng thực phẩm. Chế biến gồm có món xào, món mặn, món canh, món tráng miệng.
+ Nên đạt tối thiểu trên 10 loại thực phẩm khác nhau, có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong đó nhóm chất béo là bắt buộc.
+ Gồm: nhóm thực phẩm giàu chất đạm (thịt, cá, thủy sản, trứng, đậu đỗ...), chất béo (dầu ăn, mỡ), chất bột đường (cơm, mì, phở, bún...), rau, trái cây, sữa.
- Thực đơn mang tính khả thi, chế biến hợp lý bảo đảm dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, phù hợp theo quy định và điều kiện của từng cơ sở.
- Sử dụng nguyên liệu thực phẩm sẵn có ở địa phương và chế biến phù hợp với khẩu vị của học sinh.
- Thực đơn cần có sữa tươi và các chế phẩm từ sữa bảo đảm theo quy định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Thực đơn hạn chế sử dụng đường và muối. Lượng đường không quá 15g/học sinh/ngày. Muối không quá 4g/ngày đối với học sinh tiểu học; không quá 3g/ngày đối với trẻ dưới 5 tuổi; không nên cho gia vị, muối vào thực đơn của trẻ dưới 1 tuổi; nên sử dụng muối iod trong chế biến thức ăn.
Cơ sở vật chất phục vụ công tác tổ chức bữa ăn học đường cho học sinh tiểu học phải đáp ứng những điều kiện cơ bản nào?
Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác tổ chức bữa ăn cho học sinh tiểu học được quy định tại tiểu mục 4 Mục I Phần II Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 như sau:
Bảo đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác tổ chức bữa ăn học đường cần:
- Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm;
- Bảo đảm các điều kiện khi tổ chức bếp ăn và tổ chức giờ ăn cho học sinh;
- Bảo đảm bồn rửa tay, nhà vệ sinh phù hợp với số lượng học sinh ăn tại trường.
Theo đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác tổ chức bữa ăn cho học sinh tiểu học cần:
- Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm;
- Bảo đảm các điều kiện khi tổ chức bếp ăn và tổ chức giờ ăn cho học sinh;
- Bảo đảm bồn rửa tay, nhà vệ sinh phù hợp với số lượng học sinh ăn tại trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?