Các tác nhân gây bệnh đường hô hấp có thể bắt nguồn từ những dụng cụ không được khử khuẩn hay không?
Các yếu tố vật lý và hóa học của hóa chất khử khuẩn có tác động gì đến quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ?
Căn cứ tiểu mục 2.4 Mục II Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012, những yếu tố vật lý và hóa học của hóa chất khử khuẩn liên quan đến quá trình khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ như sau:
- Rất nhiều tính chất vật lý và hóa học của hoá chất ảnh hưởng đến quá trình khử khuẩn, tiệt khuẩn như: nhiệt độ, pH, độ ẩm và độ cứng của nước. Hầu hết tác dụng của các hóa chất gia tăng khi nhiệt độ tăng, nhưng bên cạnh đó lại có thể làm hỏng DC và thay đổi khả năng diệt khuẩn.
- Tăng độ pH có thể cải thiện khả năng diệt khuẩn của một số hóa chất (ví dụ như glutaraldehyde, quaternary ammonium) nhưng lại làm giảm khả năng diệt khuẩn của một số hóa chất khác (như phenols, hypochlorites, iodine)
- Độ ẩm là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến tác dụng khử khuẩn, tiệt khuẩn của các hóa chất dạng khí như là ETO (Ethylen oxide), chlorine dioxide, formaldehyde.
- Độ cứng của nước cao (quyết định bởi nồng độ cao của một số cation kim loại như canxi, magiê) làm giảm khả năng diệt khuẩn và có thể gây lắng đọng làm hỏng các DC kim loại.
Ngoài ra, tại tiểu mục 2.5, 2.6 và tiểu mục 2.7 Mục II Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012 còn quy định một số yếu tố khác gây ảnh hưởng đến quá trình khử khuẩn như sau:
(1) Chất hữu cơ và vô cơ
Những chất hữu cơ có nguồn gốc từ máu, huyết thanh, mủ, phân hoặc những chất bôi trơn có thể làm ảnh hưởng đến khả năng diệt khuẩn của hóa chất khử khuẩn theo 2 con đường: giảm khả năng diệt khuẩn, giảm nồng độ hóa chất, bảo vệ vi khuẩn sống sót qua quá trình khử khuẩn, tiệt khuẩn và tái hoạt động khi những DC đó được đưa vào cơ thể.
Do vậy quá trình làm sạch loại bỏ hoàn toàn chất hữu cơ, vô cơ bám trên bề mặt, khe, khớp và trong lòng DC là việc làm hết sức quan trọng, quyết định rất nhiều tới chất lượng khử khuẩn, tiệt khuẩn các DC trong bệnh viện.
(2) Thời gian tiếp xúc với hóa chất
Các DC khi được khử khuẩn, tiệt khuẩn phải tuyệt đối tuân thủ thời gian tiếp xúc tối thiểu với hóa chất. Thời gian tiếp xúc này thường được quy định rất rõ bởi nhà sản xuất và được ghi rõ trong hướng dẫn sử dụng.
(3) Các màng sinh học do vi khuẩn tạo ra (Biofilm)
- Các vi sinh vật có thể được bảo vệ khỏi tác dụng của khóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn do khả năng tiết ra những chất sinh học có khả năng tạo thành màng sinh học, bao quanh vi khuẩn và dính với bề mặt DC và làm khó khăn trong việc làm sạch DC nhất là những DC dạng ống.
- Những vi sinh vật có khả năng tạo màng sinh học này đều có khả năng đề kháng cao với hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn và gấp 1000 lần so với những vi sinh vật không có khả năng tạo ra màng sinh học.
- Do vậy khi chọn lựa hóa chất khử khuẩn phải tính đến khả năng này của một số vi khuẩn như Staphylococcus, các trực khuẩn gram âm, khi xử lý những DC như : nội soi, máy tạo nhịp, mắt kính, hệ thống chạy thận nhân tạo, ống thông mạch máu và ống thông đường tiểu. Một số enzyme và chất tẩy rửa có thể làm hòa tan và giảm sự tạo thành những chất sinh học này.
Tác nhân gây bệnh đường hô hấp có thể bắt nguồn từ những dụng cụ không được khử khuẩn hay không?
Tác nhân gây bệnh đường hô hấp có thể bắt nguồn từ những dụng cụ không được khử khuẩn hay không? (Hình từ Internet)
Theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục III Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012, các tác nhân gây bệnh thường gặp có thể kể đến như:
"3.1. Các tác nhân gây bệnh thường gặp
Phần lớn là các cầu khuẩn, trực khuẩn gram dương như Staphylococcus spp, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp,… ; các vi khuẩn gram âm như E.coli, Klebsiella, Pseudomonas aeruginosa,… ; đặc biệt là các vi khuẩn đa kháng thuốc kháng sinh khó điều trị cũng có thể có trên những DC dùng cho người bệnh.
Các vi rút gây bệnh đường hô hấp như cúm, virút hợp bào đường hô hấp, sởi, lao… cũng có thể tồn tại trên các DC chăm sóc đường hô hấp người bệnh và đặc biệt là những vi rút lây truyền qua đường máu như vi rút viêm gan B, C, HIV,… trong DC phẫu thuật, thủ thuật là mối nguy hiểm không chỉ cho người bệnh mà còn cả người sử dụng (nhân viên y tế) trong bệnh viện.
Các ký sinh trùng gây bệnh như ghẻ, chấy, rận, giun,….cũng có thể có trên DC, quần áo, chăn màn dùng cho người bệnh sẽ lây nhiễm sang người bệnh khác và NVYT."
Theo đó, có thể thấy các vi rút gây bệnh đường hô hấp như cúm, virút hợp bào đường hô hấp, sởi, lao… cũng có thể tồn tại trên các dụng cụ chưa được khử khuẩn kể trên.
Việc khử khuẩn dụng cụ được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ tiểu mục 4.1 Mục 4 Hướng dẫn khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định 3671/QĐ-BYT năm 2012 có liệt kê một số nguyên tắc cần tuân thủ khi tiến hành khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ như sau:
"4.1. Nguyên tắc khử khuẩn và tiệt khuẩn dụng cụ
- Dụng cụ khi sử dụng cho mỗi người bệnh phải được xử lý thích hợp,
- Dụng cụ sau khi xử lý phải được bảo quản bảo đảm vô khuẩn và an toàn cho đến khi sử dụng,
- NVYT phải được huấn luyện và trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ khi xử lý các dụng cụ,
- Dụng cụ y tế trong các cơ sở KBCB phải được quản lý và xử lý tập trung,"
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?