Các tải trọng sự cố thiết kế liên quan nhất cần xem xét khi tính toán sức bền của giàn cố định trên biển là những tải trọng nào?
Tải trọng sự cố cần xem xét khi tính toán sức bền của các giàn cố định trên biển là gì?
Tải trọng sự cố được quy định tại tiểu mục 5.5 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-3:2017 về Giàn cố định trên biển - Phần 3: Tải trọng thiết kế như sau:
Các loại tải trọng và các giá trị tải trọng đặc trưng
...
5.5 Tải trọng sự cố (A)
5.5.1 Tải trọng sự cố là tải trọng liên quan đến sự hoạt động bất thường hoặc đến các hư hỏng kỹ thuật.
Ví dụ các tải trọng sự cố do:
- các vật rơi;
- va chạm;
- cháy;
- nổ;
- thay đổi của sự chênh lệch áp suất;
- va chạm do sự cố của tàu, máy bay trực thăng hoặc các vật khác;
- hư hỏng của một đường ống dằn hoặc nước ngập ngoài dự định tại các thành phần khoang chứa;
- dây neo bị hỏng.
5.5.2 Tải trọng sự cố liên quan được xác định trên cơ sở của một đánh giá và kinh nghiệm liên quan. Về việc lập kế hoạch, thực hiện, sử dụng và cập nhật các đánh giá đó và các tải trọng sự cố chung, xem 6.
...
Như vậy, theo quy định, tải trọng sự cố cần xem xét khi tính toán sức bền của các giàn cố định trên biển là tải trọng liên quan đến sự hoạt động bất thường hoặc liên quan đến các hư hỏng kỹ thuật.
Ví dụ như các tải trọng sự cố do:
- Các vật rơi;
- Va chạm;
- Cháy;
- Nổ;
- Thay đổi của sự chênh lệch áp suất;
- Va chạm do sự cố của tàu, máy bay trực thăng hoặc các vật khác;
- Hư hỏng của một đường ống dằn hoặc nước ngập ngoài dự định tại các thành phần khoang chứa;
- Dây neo bị hỏng.
Tải trọng sự cố cần xem xét khi tính toán sức bền của các giàn cố định trên biển là gì? (Hình từ Internet)
Các tải trọng sự cố thiết kế liên quan nhất cần xem xét khi tính toán sức bền của giàn cố định trên biển là những tải trọng nào?
Các tải trọng sự cố thiết kế liên quan nhất được quy định tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-3:2017 về Giàn cố định trên biển - Phần 3: Tải trọng thiết kế như sau:
Các tải trọng sự cố thiết kế chung
6.1 Yêu cầu chung
6.1.1 Các yêu cầu mang tính nguyên tắc được đưa ra ở đây với mục đích xác định các sự kiện sự cố thông qua nghiên cứu rủi ro và kinh nghiệm trước đây.
6.1.2 Việc lựa chọn các tải trọng sự cố thiết kế liên quan dựa trên quan điểm an toàn đã được xem xét để đưa ra các mức độ phù hợp về an toàn. Các tải trọng chung chỉ ra ở đây thường là các tải trọng sự cố ảnh hưởng tới chức năng an toàn mà các tải trọng này (đối với loại tải trọng) có tần suất xuất hiện hàng năm không nhỏ hơn 10-4. Điều này thường tương ứng với tần suất tổng cộng hàng năm là 5x10-4 là giới hạn tần suất hư hỏng.
6.1.3 Các tải trọng sự cố thiết kế liên quan nhất được xem xét là:
- Các tải trọng va chạm, bao gồm các tải trọng vật rơi và các tải trọng va chạm;
- Nước tràn ngoài dự định;
- Các tải trọng do thời tiết cực hạn;
- Các tải trọng do nổ;
- Các tải trọng nhiệt độ do cháy.
6.1.4 Tiêu chuẩn này đưa ra các tải trọng sự cố thiết kế như nêu trong 6.1.3. Các tải trọng liên quan bổ sung khác có thể được xác định theo thiết kế cụ thể hoặc chức năng cụ thể được chỉ ra.
6.1.5 Xác định tải trọng do sự cố thường phải dựa trên sự phân tích về an toàn.
...
Như vậy, theo quy định, các tải trọng sự cố thiết kế liên quan nhất cần xem xét khi tính toán sức bền của giàn cố định trên biển gồm:
(1) Các tải trọng va chạm, bao gồm các tải trọng vật rơi và các tải trọng va chạm;
(2) Nước tràn ngoài dự định;
(3) Các tải trọng do thời tiết cực hạn;
(4) Các tải trọng do nổ;
(5) Các tải trọng nhiệt độ do cháy.
Việc xác định tải trọng do sự cố nước tràn ngoài dự định được quy định thế nào?
Việc xác định tải trọng do sự cố nước tràn ngoài dự định được quy định tại tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6170-3:2017 về Giàn cố định trên biển - Phần 3: Tải trọng thiết kế như sau:
Các tải trọng sự cố thiết kế chung
...
6.4 Nước tràn ngoài dự định
6.4.1 Áp suất nước biển thiết kế tại các vách chia ngăn kín nước (vách chia và sàn phân chia không gian bị nước tràn) cho điều kiện hư hỏng sự cố được tính như sau:
Pd= 10.hb (kN/m2)
hb : khoảng cách theo phương đứng được tính theo m từ điểm đặt tải trọng đến đường nước nguy hiểm
6.5 Các tải trọng do thời tiết cực hạn
Các giá trị đặc trưng của tải trọng môi trường đơn lẻ được xác định bởi xác suất vượt hàng năm là 10-2 áp dụng cho trạng thái giới hạn cực đại (ULS) và 10-4 áp dụng cho trạng thái giới hạn sự cố (ALS).
...
Như vậy, việc xác định tải trọng do sự cố nước tràn ngoài dự định được quy định cụ thể như sau:
Áp suất nước biển thiết kế tại các vách chia ngăn kín nước (vách chia và sàn phân chia không gian bị nước tràn) cho điều kiện hư hỏng sự cố được tính như sau:
Pd= 10.hb (kN/m2)
hb : khoảng cách theo phương đứng được tính theo m từ điểm đặt tải trọng đến đường nước nguy hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về một câu chuyện lớp 5? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?