Các thông tin nào trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ mà mọi tổ chức, cá nhân được sử dụng miễn phí?
- Các thông tin nào trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ mà mọi tổ chức, cá nhân được sử dụng miễn phí?
- Việc cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ là trách nhiệm của cơ quan nào?
- Để bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ thì có các biện pháp nào được áp dụng?
Các thông tin nào trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ mà mọi tổ chức, cá nhân được sử dụng miễn phí?
Tại Điều 23 Thông tư 10/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ
1. Các tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh được quyền khai thác toàn văn Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ theo phân cấp.
2. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền tiếp cận và sử dụng miễn phí trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ những thông tin sau:
a) Danh mục tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
b) Thông tin thư mục về: nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tài liệu khoa học và công nghệ; thông tin sở hữu trí tuệ; thông tin tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng;
c) Số liệu thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ;
d) Thông tin tổng hợp về công nghệ, công nghệ cao và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam;
đ) Thông tin về khoa học và công nghệ trong khu vực và trên thế giới.
3. Các tổ chức tham gia thu thập, xử lý, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia được truy cập và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia theo phân quyền; được quyền trích xuất dữ liệu do mình trực tiếp đóng góp để tổ chức thành bộ dữ liệu riêng phục vụ yêu cầu của bộ, ngành và địa phương.
4. Các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ được cấp quyền truy cập Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ để phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạch định chính sách khoa học và công nghệ.
5. Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được quyền yêu cầu cung cấp thông tin về khoa học và công nghệ có liên quan để phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Theo đó thì mọi tổ chức, cá nhân có quyền tiếp cận và sử dụng miễn phí trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ những thông tin sau:
- Danh mục tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
- Thông tin thư mục về: nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tài liệu khoa học và công nghệ; thông tin sở hữu trí tuệ; thông tin tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng;
- Số liệu thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ;
- Thông tin tổng hợp về công nghệ, công nghệ cao và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam;
- Thông tin về khoa học và công nghệ trong khu vực và trên thế giới.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)
Việc cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ là trách nhiệm của cơ quan nào?
Tại Điều 19 Thông tư 10/2017/TT-BKHCN quy định việc cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ là trách nhiệm của tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh. Cụ thể quy định được nêu như sau:
Trách nhiệm cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ
1. Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối thông tin khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cập nhật thông tin của bộ, ngành, địa phương và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ.
2. Các đơn vị được giao xây dựng, quản trị, vận hành cơ sở dữ liệu thành phần có trách nhiệm: Kiểm tra, xác thực nội dung thông tin do các tổ chức đầu mối thông tin khoa học và công nghệ, các tổ chức và cá nhân khác cung cấp trước khi cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ; thực hiện việc cập nhật thông tin do mình quản lý và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ.
Để bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ thì có các biện pháp nào được áp dụng?
Tại Điều 21 Thông tư 10/2017/TT-BKHCN thì các biện pháp bảo đảm an toàn cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ bao gồm:
- Sử dụng kênh mã hóa và xác thực người dùng cho các hoạt động sau: Đăng nhập quản trị hệ thống; đăng nhập vào các ứng dụng; gửi nhận dữ liệu tự động giữa các máy chủ; nhập và biên tập dữ liệu;
- Mã hóa đường truyền Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ;
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ;
- Thực hiện lưu vết việc tạo, thay đổi, xóa thông tin dữ liệu để phục vụ cho việc quản lý, giám sát hệ thống;
- Thiết lập và duy trì hệ thống dự phòng nhằm bảo đảm hệ thống hoạt động liên tục;
- Thực hiện các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?