Các tổ chức nào được phép thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ? Điều kiện cấp Giấy phép được quy định thế nào?
Các tổ chức nào được phép thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ?
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 28/2005/NĐ-CP thì tổ chức tài chính quy mô nhỏ là tổ chức tài chính hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, với chức năng chủ yếu là sử dụng vốn tự có, vốn vay và nhận tiết kiệm để cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân thu nhập thấp.
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 28/2005/NĐ-CP quy định các tổ chức được phép thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm:
- Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam, Qũy từ thiện và Qũy xã hội;
- Tổ chức phi chính phủ Việt Nam.
Ngoài ra thì các cá nhân và tổ chức khác trong nước và nước ngoài có thể tham gia góp vốn với các tổ chức thuộc đối tượng nêu trên.
Các tổ chức nào được phép thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ? (Hình từ Internet)
Thời gian và địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được quy định thế nào?
Về thời gian và địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được quy định tại Điều 4 Nghị định 28/2005/NĐ-CP và Điều 5 Nghị định 28/2005/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 165/2007/NĐ-CP) quy định:
* Về thời gian hoạt động:
Tổ chức tài chính quy mô nhỏ có thời gian hoạt động tối đa 50 năm và được gia hạn. Trường hợp tổ chức tài chính quy mô nhỏ muốn gia hạn thời gian hoạt động thì thời gian gia hạn mỗi lần không quá thời hạn của Giấy phép lần đầu.
* Về địa bàn hoạt động:
- Địa bàn hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được giới hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và được quy định tại Giấy phép.
- Trường hợp tổ chức tài chính quy mô nhỏ có nhu cầu mở rộng địa bàn hoạt động ra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác ngoài địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính, tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải thành lập chi nhánh tại tỉnh, thành phố đó. Việc mở chi nhánh của tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều kiện để các tổ chức tài chính quy mô nhỏ được cấp Giấy phép là gì?
Theo Điều 8 Nghị định 28/2005/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 165/2007/NĐ-CP) quy định về điều kiện để các tổ chức tài chính quy mô nhỏ được cấp Giấy phép là:
(1) Có nhu cầu về hoạt động tài chính quy mô nhỏ.
(2) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ý kiến về sự cần thiết thành lập tổ chức tài chính quy mô nhỏ trên địa bàn.
(3) Có đủ vốn điều lệ theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.
(4) Trụ sở làm việc và cơ sở vật chất phù hợp với hoạt động tài chính quy mô nhỏ dự kiến thực hiện.
(5) Có người quản trị, kiểm soát và điều hành theo quy định tại Chương III Nghị định này.
(6) Có phương án kinh doanh khả thi.
(7) Đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải có ít nhất một trong số các thành viên góp vốn là tổ chức thuộc các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 28/2005/NĐ-CP và đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Trực tiếp tham gia quản trị hoặc điều hành một hoặc một số tổ chức, chương trình, dự án có cung cấp dịch vụ nhận tiết kiệm bắt buộc và cấp tín dụng quy mô nhỏ tại Việt Nam trong 03 (ba) năm liền trước thời điểm nộp đơn xin cấp Giấy phép;
+ Chứng minh được việc quản trị, kiểm soát và điều hành an toàn, bền vững đối với các hoạt động tài chính quy mô nhỏ trong thời gian ít nhất là 01 (một) năm liền trước thời điểm nộp đơn xin cấp Giấy phép;
+ Phần vốn góp của thành viên này tại tổ chức tài chính quy mô nhỏ phải đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Đối với tổ chức tài chính quy mô nhỏ được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
+ Chủ sở hữu phải là một tổ chức chính trị - xã hội được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
+ Trực tiếp tham gia quản trị hoặc điều hành một hoặc một số tổ chức, chương trình, dự án có cung cấp dịch vụ nhận tiết kiệm bắt buộc và cấp tín dụng quy mô nhỏ tại Việt Nam trong 03 (ba) năm liền trước thời điểm nộp đơn xin cấp Giấy phép;
+ Chứng minh được việc quản trị, kiểm soát và điều hành an toàn, bền vững đối với các hoạt động tài chính quy mô nhỏ trong thời gian ít nhất là 01 (một) năm liền trước thời điểm nộp đơn xin cấp Giấy phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?