Các tổ chức quốc tế về bưu chính nào mà Việt Nam là thành viên? Doanh nghiệp nào được chỉ định tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế về bưu chính?
- Các tổ chức quốc tế về bưu chính nào mà Việt Nam là thành viên?
- Doanh nghiệp nào được chỉ định tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế về bưu chính?
- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam khi tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế về bưu chính có các nhiệm vụ và quyền hạn nào trong việc cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bưu chính?
Các tổ chức quốc tế về bưu chính nào mà Việt Nam là thành viên?
Các tổ chức quốc tế về bưu chính nào mà Việt Nam là thành viên, thì theo quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2012/TT-BTTTT như sau:
Các tổ chức quốc tế về bưu chính
Các tổ chức quốc tế về bưu chính mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (sau đây gọi là các tổ chức quốc tế về bưu chính) bao gồm:
1. Liên minh Bưu chính Thế giới, gồm Đại hội, Hội đồng Điều hành, Hội đồng Khai thác Bưu chính, Văn phòng Quốc tế và các ủy ban, hiệp hội trực thuộc.
2. Liên minh Bưu chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương, gồm Đại hội, Hội đồng Chấp hành, Văn phòng và các cơ quan, hiệp hội trực thuộc.
Như vậy, theo quy định trên thì các tổ chức quốc tế về bưu chính nào mà Việt Nam là thành viên gồm:
- Liên minh Bưu chính Thế giới, gồm Đại hội, Hội đồng Điều hành, Hội đồng Khai thác Bưu chính, Văn phòng Quốc tế và các ủy ban, hiệp hội trực thuộc.
- Liên minh Bưu chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương, gồm Đại hội, Hội đồng Chấp hành, Văn phòng và các cơ quan, hiệp hội trực thuộc.
Các tổ chức quốc tế về bưu chính nào mà Việt Nam là thành viên? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nào được chỉ định tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế về bưu chính?
Doanh nghiệp được chỉ định tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế về bưu chính được quy định tại Điều 5 Thông tư 21/2012/TT-BTTTT như sau:
Doanh nghiệp được chỉ định tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế về bưu chính
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam là doanh nghiệp được Nhà nước chỉ định thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế và tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế về bưu chính trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bưu chính quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng công ty Bưu điện Việt Nam là doanh nghiệp được Nhà nước chỉ định thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế và tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế về bưu chính trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bưu chính quy định tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam khi tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế về bưu chính có các nhiệm vụ và quyền hạn nào trong việc cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bưu chính?
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam khi tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế về bưu chính có các nhiệm vụ và quyền hạn nào trong việc cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bưu chính, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 21/2012/TT-BTTTT như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam khi tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế về bưu chính
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam khi tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế về bưu chính có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tuân thủ các quy định, yêu cầu về nghiệp vụ bưu chính đối với doanh nghiệp được chỉ định trong các điều ước quốc tế về bưu chính.
2. Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về việc tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế và cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế.
3. Về việc cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bưu chính:
a) Xây dựng, duy trì, quản lý và khai thác mạng bưu chính quốc tế đảm bảo việc cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế theo đúng quy định của điều ước quốc tế về bưu chính và pháp luật Việt Nam về bưu chính;
b) Chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế bền vững và hiệu quả.
4. Về việc tham gia Hội đồng Khai thác Bưu chính và các hiệp hội trực thuộc các tổ chức quốc tế về bưu chính:
a) Tham gia Hội đồng Khai thác Bưu chính với tư cách là doanh nghiệp được chính thức chỉ định của Việt Nam;
b) Chủ động quyết định tham gia các hiệp hội trực thuộc các tổ chức quốc tế về bưu chính;
c) Chủ động tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế, các hội nghị, hội thảo về bưu chính;
d) Chủ trì nghiên cứu và chuẩn bị các nội dung nghiệp vụ bưu chính liên quan đến các vấn đề về khai thác, kinh doanh, kỹ thuật, kinh tế, hợp tác kỹ thuật.
…
Theo đó, trong việc cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bưu chính thì Tổng công ty Bưu điện Việt Nam khi tham gia hoạt động trong các tổ chức quốc tế về bưu chính có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xây dựng, duy trì, quản lý và khai thác mạng bưu chính quốc tế đảm bảo việc cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế theo đúng quy định của điều ước quốc tế về bưu chính và pháp luật Việt Nam về bưu chính;
- Chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế bền vững và hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?