Các tổ chức từ thiện là doanh nghiệp, hợp tác xã có được kêu gọi, vận động đóng góp cho người dân đang bị lũ quét hay không?
- Các tổ chức từ thiện là doanh nghiệp, hợp tác xã có được kêu gọi, vận động đóng góp cho người dân đang bị lũ quét hay không?
- Khi tiếp nhận tiền và các nguồn đóng góp khác, các tổ chức từ thiện phải phân phối đến người dân trong thời gian bao lâu?
- Việc phân phối các nguồn vận động tự nguyện của các tổ chức từ thiện phải dựa trên căn cứ nào?
Các tổ chức từ thiện là doanh nghiệp, hợp tác xã có được kêu gọi, vận động đóng góp cho người dân đang bị lũ quét hay không?
Theo khoản 5 Điều 6 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về việc kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện như sau:
Kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện
Khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của Nhân dân, tùy theo mức độ, phạm vi thiệt hại, việc kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện của các tổ chức được thực hiện theo các phương thức như sau:
...
5. Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Khi thực hiện vận động nguồn đóng góp tự nguyện, các tổ chức có thông báo trên trang thông tin điện tử hoặc các phương tiện thông tin truyền thông cam kết về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, đối tượng hỗ trợ, thời gian thực hiện hỗ trợ và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở chính theo mẫu Thông báo ban hành kèm theo Nghị định này. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
...
Theo đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tùy theo mức độ, phạm vi thiệt hại mà có thể kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện cho người dân đang bị lũ quét để khắc phục khó khăn do thiên tai gây ra.
Khi thực hiện vận động nguồn đóng góp tự nguyện, các tổ chức từ thiện này phải thông báo trên trang thông tin điện tử hoặc các phương tiện thông tin truyền thông cam kết về mục đích, phạm vi, phương thức, hình thức vận động, đối tượng hỗ trợ, thời gian thực hiện hỗ trợ và gửi bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt trụ sở chính theo mẫu Thông báo tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 93/2021/NĐ-CP.
TẢI VỀ Mẫu thông báo tổ chức vận động, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục khó khăn do thai tai, dịch bệnh, sự cố
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lưu trữ để theo dõi và cung cấp thông tin khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân đóng góp hoặc nhận hỗ trợ và cơ quan có thẩm quyền phục vụ công tác hướng dẫn, theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.
Các tổ chức từ thiện là doanh nghiệp, hợp tác xã có được kêu gọi, vận động đóng góp cho người dân đang bị lũ quét không? (Hình từ Internet)
Khi tiếp nhận tiền và các nguồn đóng góp khác, các tổ chức từ thiện phải phân phối đến người dân trong thời gian bao lâu?
Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về thời gian vận động, tiếp nhận và phân phối như sau:
Thời gian vận động, tiếp nhận và phân phối
...
3. Thời gian phân phối được thực hiện ngay trong quá trình vận động, tiếp nhận và kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày (trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp), kể từ ngày kết thúc thời gian tiếp nhận.
Theo đó, khi tiếp nhận tiền và các nguồn đóng góp cho người dân đang bị lũ quét, các tổ chức từ thiện phải đưa đến người dân ngay trong quá trình vận động, tiếp nhận và kết thúc chậm nhất không quá 20 ngày (trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp), kể từ ngày kết thúc thời gian tiếp nhận.
Việc phân phối các nguồn vận động tự nguyện của các tổ chức từ thiện phải dựa trên căn cứ nào?
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện như sau:
Phân phối, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện
1. Căn cứ phân phối nguồn đóng góp tự nguyện:
a) Mức độ thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra; mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh;
b) Nguồn đóng góp tự nguyện chung cho cộng đồng và những khoản hỗ trợ có điều kiện, địa chỉ cụ thể;
c) Nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ trực tiếp cho các cá nhân và hộ gia đình bị thiên tai, dịch bệnh, sự cố (không qua Ban Vận động).
...
Theo đó, việc phân phối các nguồn vận động tự nguyện của các tổ chức từ thiện cho người dân ở vùng đang bị lũ quét phải dựa trên những căn cứ sau đây:
- Mức độ thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra;
- Nguồn đóng góp tự nguyện chung cho cộng đồng và những khoản hỗ trợ có điều kiện, địa chỉ cụ thể;
- Nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ trực tiếp cho các cá nhân và hộ gia đình bị thiên tai, sự cố (không qua Ban Vận động).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?