Các trường hợp được tác động vào thời tiết? Tổ chức sự nghiệp công lập có thực hiện tác động vào thời tiết không?
Các trường hợp được tác động vào thời tiết?
Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Các trường hợp được tác động vào thời tiết
1. Tác động nhằm gây mưa hoặc tăng lượng mưa.
2. Tác động nhằm giảm cường độ mưa hoặc để không xảy ra mưa.
3. Tác động nhằm phá hoặc giảm cường độ mưa đá.
4. Tác động nhằm phá hoặc giảm cường độ sương mù.
Như vậy, có 04 trường hợp được tác động vào thời tiết sẽ bao gồm:
(1) Tác động nhằm gây mưa hoặc tăng lượng mưa.
(2) Tác động nhằm giảm cường độ mưa hoặc để không xảy ra mưa.
(3) Tác động nhằm phá hoặc giảm cường độ mưa đá.
(4) Tác động nhằm phá hoặc giảm cường độ sương mù.
Tổ chức sự nghiệp công lập có thực hiện tác động vào thời tiết không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Cơ quan, tổ chức thực hiện tác động vào thời tiết
1. Tổ chức sự nghiệp công lập về khí tượng thủy văn.
2. Tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức kinh tế của Việt Nam có đủ năng lực, trình độ khoa học và công nghệ, đội ngũ kỹ thuật viên phù hợp với hoạt động tác động vào thời tiết.
3. Cơ quan, tổ chức nước ngoài liên danh, liên kết với tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo đó, cơ quan, tổ chức thực hiện tác động vào thời tiết bao gồm:
(1) Tổ chức sự nghiệp công lập về khí tượng thủy văn.
(2) Tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức kinh tế của Việt Nam có đủ năng lực, trình độ khoa học và công nghệ, đội ngũ kỹ thuật viên phù hợp với hoạt động tác động vào thời tiết.
(3) Cơ quan, tổ chức nước ngoài liên danh, liên kết với tổ chức.
Như vậy, tổ chức sự nghiệp công lập về khí tượng thủy văn là một trong những tổ chức thực hiện tác động vào thời tiết theo quy định pháp luật.
Thời tiết (Hình từ Internet)
Kế hoạch tác động vào thời tiết phải bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Khí tượng thủy văn 2015 như sau:
Xây dựng, phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết và giám sát thực hiện
1. Cơ quan, tổ chức có nhu cầu tác động vào thời tiết xây dựng kế hoạch gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Kế hoạch tác động vào thời tiết phải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Mục đích tác động vào thời tiết quy định tại Điều 42 của Luật này;
b) Khu vực dự kiến thực hiện tác động vào thời tiết;
c) Thời gian dự kiến thực hiện tác động vào thời tiết;
d) Giải pháp thực hiện tác động vào thời tiết;
đ) Cơ quan, tổ chức dự kiến thực hiện tác động vào thời tiết;
e) Phương án bảo đảm an toàn, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động tác động vào thời tiết.
3. Cơ quan, tổ chức đề nghị tác động vào thời tiết có trách nhiệm lấy ý kiến của cộng đồng dân cư khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp về kế hoạch tác động vào thời tiết.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết.
5. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 42 của Luật này.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch tác động vào thời tiết đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 42 của Luật này.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan giám sát việc thực hiện tác động vào thời tiết.
8. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo đó, kế hoạch tác động vào thời tiết phải bao gồm những nội dung sau:
- Mục đích tác động vào thời tiết quy định tại Điều 42 Luật Khí tượng thủy văn 2015;
- Khu vực dự kiến thực hiện tác động vào thời tiết;
- Thời gian dự kiến thực hiện tác động vào thời tiết;
- Giải pháp thực hiện tác động vào thời tiết;
- Cơ quan, tổ chức dự kiến thực hiện tác động vào thời tiết;
- Phương án bảo đảm an toàn, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động tác động vào thời tiết.
Thẩm định điều chỉnh một phần kế hoạch tác động vào thời tiết trong vòng bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 09/2016/TT-BTNMT như sau:
Thẩm định điều chỉnh kế hoạch tác động vào thời tiết
1. Việc thẩm định điều chỉnh toàn bộ kế hoạch tác động vào thời tiết thực hiện tương tự việc lấy ý kiến, thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết mới theo quy định tại Thông tư này.
2. Việc thẩm định điều chỉnh một phần kế hoạch tác động vào thời tiết do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến Kế hoạch đã được phê duyệt, tổng hợp ý kiến thẩm định, xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Thời hạn thẩm định điều chỉnh một phần kế hoạch tác động vào thời tiết không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định.
Như vậy, thời hạn thẩm định điều chỉnh một phần kế hoạch tác động vào thời tiết không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị thẩm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là biện pháp cấm người đi lại đúng không? Ai ban bố lệnh giới nghiêm tại địa phương cấp tỉnh?
- Tải về mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn kháng cáo vụ án dân sự mới nhất? Hướng dẫn sử dụng mẫu này?
- Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Lịch Tết Âm lịch 2025 ra sao?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng chi bộ trong sạch vững mạnh mới nhất? Quy trình xét khen thưởng chi bộ?
- Bổ sung quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án với chứng khoán, cổ phần, phần vốn góp theo Nghị định 152/2024 thế nào?