Các trường hợp nào phải có phương án bảo đảm an toàn hàng hải? Nội dung cơ bản của phương án bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm những gì?

Cho mình hỏi trường hợp nào thì phải có phương án bảo đảm an toàn hàng hải và nội dung cơ bản của phương án bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm những gì để xây dựng chính xác? Đây là câu hỏi của chị Bích Đào đến từ Đà Nẵng.

Các trường hợp nào phải có phương án bảo đảm an toàn hàng hải?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Phương án bảo đảm an toàn hàng hải
1. Trước khi tiến hành xây dựng, thi công các cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, chủ đầu tư có trách nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải và tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an toàn hàng hải đã được phê duyệt.
2. Các trường hợp phải lập phương án bảo đảm an toàn hàng hải:
a) Xây dựng các công trình cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và khu nước, vùng nước;
b) Xây dựng các công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác;
c) Các công trình thi công, đầu tư xây dựng trong vùng biển Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải.
...

Như vậy các trường hợp phải có phương án bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:

- Xây dựng các công trình cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, luồng hàng hải, báo hiệu hàng hải và khu nước, vùng nước;

- Xây dựng các công trình giao cắt với vùng nước cảng biển, luồng hàng hải hoặc các công trình có ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải như cầu, đường dây điện, cáp treo, các công trình ngầm, giàn khoan, phong điện, thủy điện, nhiệt điện và các công trình tương tự khác

- Các công trình thi công, đầu tư xây dựng trong vùng biển Việt Nam ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải.

An toàn hàng hải

An toàn hàng hải (Hình từ Internet)

Nội dung cơ bản của phương án bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm những gì?

Ngoài ra nội dung cơ bản của phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo khoản 4 Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Phương án bảo đảm an toàn hàng hải
...
4. Nội dung cơ bản của phương án bảo đảm an toàn hàng hải, gồm:
a) Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng gồm: Tên công trình, dự án; tên và địa chỉ của chủ đầu tư; vị trí thi công, xây dựng; quy mô xây dựng;
b) Thời gian thi công, xây dựng;
c) Biện pháp thi công được duyệt;
d) Biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải;
đ) Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện.
...

Như vậy nội dung cơ bản của phương án bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:

- Thông tin chung về công trình, dự án đầu tư xây dựng gồm: Tên công trình, dự án; tên và địa chỉ của chủ đầu tư; vị trí thi công, xây dựng; quy mô xây dựng;

- Thời gian thi công, xây dựng;

- Biện pháp thi công được duyệt;

- Biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải;

- Phương án tổ chức và phối hợp thực hiện.

Hồ sơ phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải gồm những gì và trình tự tiếp nhận xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 5, khoản 6 Điều 8 Nghị định 58/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Phương án bảo đảm an toàn hàng hải
...
5. Thủ tục phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải: Chủ đầu tư gửi trực tiếp 01 bộ hồ sơ đến Cảng vụ hàng hải khu vực hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác. Hồ sơ phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình;
c) Bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình;
d) Bản chính phương án bảo đảm an toàn hàng hải.
6. Trình tự nhận và xử lý hồ sơ:
Cảng vụ hàng hải khu vực tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cảng vụ hàng hải khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này; nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có văn bản phê duyệt phương án đảm bảo an toàn hàng hải và gửi trực tiếp cho chủ đầu tư hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.
...

Như vậy hồ sơ phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:

- Văn bản đề nghị phê duyệt phương án bảo đảm an toàn hàng hải theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

- Bản sao quyết định đầu tư xây dựng công trình;

- Bản sao bình đồ bố trí mặt bằng tổng thể của công trình;

- Bản chính phương án bảo đảm an toàn hàng hải.

Trình tự nhận và xử lý hồ sơ thực hiện như sau:

- Cảng vụ hàng hải khu vực tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cảng vụ hàng hải khu vực hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;

- Nếu hồ sơ hợp lệ thì chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cảng vụ hàng hải khu vực phải có văn bản phê duyệt phương án đảm bảo an toàn hàng hải và gửi trực tiếp cho chủ đầu tư hoặc gửi qua hệ thống bưu chính.

Theo đó khi thực hiện xây dựng phương án bảo đảm an toàn hàng hải chủ đầu tư cần lưu ý các điều trên để thực hiện đúng với quy định hiện hành.

An toàn hàng hải TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN HÀNG HẢI
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các trường hợp nào phải có phương án bảo đảm an toàn hàng hải? Nội dung cơ bản của phương án bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm những gì?
Pháp luật
Thủ tục cấp văn bản ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm định, phân cấp và cấp giấy an toàn kỹ thuật về an toàn hàng hải được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Vận tải hàng hóa siêu trọng mà không có phương án bảo đảm an toàn hàng hải thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Vận tải hàng hóa siêu trường không đúng phương án bảo đảm an toàn hàng hải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin điện tử hàng hải phải đáp ứng được các điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải có phải đáp ứng điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải không?
Pháp luật
Việc bảo đảm an toàn hàng hải được quy định như thế nào? Bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm các hoạt động nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn hàng hải
4,789 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn hàng hải

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn hàng hải

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào