Các Ủy ban của Quốc hội gồm có những Ủy ban nào? Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quốc hội như thế nào?
Các Ủy ban của Quốc hội gồm có những Ủy ban nào?
Căn cứ vào Điều 66 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) quy định về các Ủy ban của Quốc hội bao gồm:
- Ủy ban pháp luật;
- Ủy ban tư pháp;
- Ủy ban kinh tế;
- Ủy ban tài chính, ngân sách;
- Ủy ban quốc phòng và an ninh;
- Ủy ban văn hóa, giáo dục;
- Ủy ban xã hội;
- Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường;
- Ủy ban đối ngoại.
Các Ủy ban của Quốc hội gồm có những Ủy ban nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quốc hội như thế nào?
Căn cứ vào Điều 67 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (được sửa đổi khoản 10 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội
1. Hội đồng dân tộc gồm có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác. Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác.
2. Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội do Quốc hội bầu. Các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Hội đồng dân tộc; các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban do Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
3. Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực Ủy ban của Quốc hội giúp Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng, Ủy ban trong thời gian Hội đồng, Ủy ban không họp.
Thường trực Hội đồng dân tộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Hội đồng dân tộc. Thường trực Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Ủy ban của Quốc hội.
4. Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội thành lập các tiểu ban để nghiên cứu, chuẩn bị các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội đồng, Ủy ban. Trưởng tiểu ban phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban, các thành viên khác có thể không phải là thành viên của Hội đồng, Ủy ban hoặc không phải là đại biểu Quốc hội.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Ủy ban của Quốc hội bao gồm:
+ Chủ nhiệm
+ Các Phó Chủ nhiệm
+ Ủy viên thường trực
+ Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác.
Thường trực Ủy ban của Quốc hội gồm Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên chuyên trách tại Ủy ban của Quốc hội.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội là gì?
Căn cứ vào Điều 85 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bao gồm:
- Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Ủy ban của Quốc hội;
- Điều hành công việc của Ủy ban của Quốc hội;
- Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác của Ủy ban mà mình làm Chủ tịch, Chủ nhiệm;
- Giữ liên hệ thường xuyên với các thành viên của Ủy ban của Quốc hội;
- Được tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thay mặt Ủy ban của Quốc hội giữ liên hệ với các cơ quan, tổ chức hữu quan;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh hiệu thi đua đối với tập thể Dân quân tự vệ sẽ bao gồm những danh hiệu nào theo Thông tư 93?
- Mẫu số 1D hồ sơ yêu cầu gói thầu dịch vụ tư vấn theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT thay thế Thông tư 07/2024/TT-BKHĐT?
- Có nộp tiền nhưng chưa đủ thì vẫn bị hủy kết quả trúng đấu giá biển số xe đúng không? Thời hạn quy định nộp tiền là bao lâu?
- Quy trình xét khen thưởng tập thể, cá nhân tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương theo Quy định 13?
- Mẫu nhận xét của chi bộ đối với Đảng viên theo Hướng dẫn 04-HD/TW như thế nào? Tải về Mẫu nhận xét của chi bộ đối với Đảng viên?