Các ủy viên Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào? Các ủy viên Ban Chỉ đạo này có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Các ủy viên Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương Ban hành kèm theo Quyết định 574/QĐ-BCT năm 2023, có quy định về chế độ làm việc và cơ chế phối hợp như sau:
Chế độ làm việc và cơ chế phối hợp
1. Các thành viên của Ban Chỉ đạo và Tổ công tác làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Trưởng Ban, các Phó Trưởng Ban định kỳ hoặc đột xuất làm việc với Ủy viên Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc để nghe báo cáo tình hình và chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo.
3. Các văn bản do Trưởng Ban Chỉ đạo và các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của Bộ Công Thương; các ủy viên Ban Chỉ đạo sử dụng con dấu của đơn vị mình (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì Các ủy viên Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương (Hình từ Internet)
Các ủy viên Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương Ban hành kèm theo Quyết định 574/QĐ-BCT năm 2023, có quy định về các ủy viên như sau:
Các ủy viên
1. Tham mưu giúp Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban về các nhiệm vụ liên quan đến chuyển đổi số thuộc phạm vi quản lý của đơn vị và của Bộ.
2. Trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số được Bộ giao; chỉ đạo lồng ghép các nội dung về chuyển đổi số trong các chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án của ngành, lĩnh vực do cơ quan, đơn vị quản lý, chủ trì thực hiện.
3. Cho ý kiến về các vấn đề liên quan đến chuyển đổi số phục vụ công tác quản lý của Bộ, chỉ số cải cách hành chính của Bộ.
4. Kịp thời báo cáo Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban về những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai nhiệm vụ được giao; đề xuất sáng kiến, giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ.
5. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, trong trường hợp không thể tham dự phải báo cáo và được sự đồng ý của người chủ trì cuộc họp; trường hợp ủy quyền cho người dự họp thay phải tham gia ý kiến bằng văn bản; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các ý kiến kết luận của Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban liên quan đến lĩnh vực do cơ quan, đơn vị mình phụ trách.
6. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo được quyền giao đơn vị đầu mối chủ trì và huy động đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mình trong thực thi nhiệm vụ được Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban giao; phối hợp với Tổ giúp việc trong thực hiện nhiệm vụ; báo cáo Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban về kết quả thực hiện.
7. Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số trực tiếp thực hiện vai trò Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo, tham mưu về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số tại Bộ. Tổ trưởng Tổ giúp việc được trưng tập các thành viên của Tổ giúp việc và huy động các chuyên gia giỏi làm việc tập trung trong thời gian nhất định để nghiên cứu, biên tập các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
8. Cử cán bộ, chuyên gia giỏi tham gia Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban giao.
Như vậy, thì các ủy viên Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như trên.
Người nào có quyền triệu tập họp đột xuất của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương Ban hành kèm theo Quyết định 574/QĐ-BCT năm 2023, có quy định về các cuộc họp của Ban Chỉ đạo như sau:
Các cuộc họp của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo họp định kỳ 06 tháng một lần và họp đột xuất theo triệu tập của Trưởng Ban Chỉ đạo. Khi cần thiết, Ban Chỉ đạo có thể tổ chức họp mở rộng với sự tham gia của các nhà khoa học, các doanh nghiệp và đại diện các cơ quan quản lý liên quan.
2. Các phiên họp của Ban Chỉ đạo được thông báo về thời gian, địa điểm và cung cấp tài liệu trước khi họp ít nhất là một (01) ngày làm việc bằng thư điện tử tới các thành viên dự họp.
3. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp Ban Chỉ đạo; đề xuất và góp ý kiến cho các nội dung, chương trình thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm giải quyết các vấn đề nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của Bộ; đóng góp ý kiến đánh giá tình hình triển khai chuyển đổi số trong các hoạt động của Bộ hàng năm.
Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số Bộ Công Thương triệu tập họp đột xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?