Các Ủy viên Hội đồng thi đua ngành Giáo dục gồm những ai? Thành viên Hội đồng thi đua ngành Giáo dục có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Các Ủy viên Hội đồng thi đua ngành Giáo dục gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ngành Giáo dục ban hành kèm theo Quyết định 2553/QĐ-BGDĐT năm 2012, có quy định về các ủy viên Hội đồng như sau:
Các ủy viên Hội đồng
1. Các ủy viên Hội đồng gồm:
a) Ủy viên Thường trực Hội đồng: Chánh Văn Phòng Bộ, có trách nhiệm lập kế hoạch, nội dung công tác và tổ chức các kỳ họp của Hội đồng, giải quyết các công việc thường xuyên và đột xuất của Hội đồng; thay mặt Hội đồng cung cấp thông tin và phát ngôn báo chí về công tác thi đua, khen thưởng.
b) Các Thứ trưởng, thủ trưởng các vụ, cục, Thanh tra, Văn phòng, cơ quan đại diện Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh và Trưởng phòng Thi đua, Khen thưởng Văn phòng Bộ kiêm thư ký Hội đồng.
…
Như vậy, theo quy định trên thì các Ủy viên Hội đồng thi đua ngành Giáo dục gồm:
- Ủy viên Thường trực Hội đồng: Chánh Văn Phòng Bộ
- Các Thứ trưởng, thủ trưởng các vụ, cục, Thanh tra, Văn phòng, cơ quan đại diện Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh và Trưởng phòng Thi đua, Khen thưởng Văn phòng Bộ kiêm thư ký Hội đồng.
Các Ủy viên Hội đồng thi đua ngành Giáo dục gồm những ai? (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng thi đua ngành Giáo dục có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy chế hoạt động của hội đồng thi đua, khen thưởng Ngành Giáo dục ban hành kèm theo Quyết định 2553/QĐ-BGDĐT năm 2012, có quy định về các ủy viên Hội đồng như sau:
Các ủy viên Hội đồng
…
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng
a) Theo dõi, chỉ đạo hoạt động của vùng, khối thi đua và phong trào thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi, lĩnh vực được phân công phụ trách;
b) Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương công tác của Hội đồng theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng và Thường trực Hội đồng, định kỳ 06 tháng và 01 năm báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng;
c) Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng theo quy định. Trường hợp vắng mặt không tham dự cuộc họp Hội đồng, thành viên Hội đồng phải báo cáo với Chủ tịch Hội đồng, đồng thời gửi văn bản phát biểu ý kiến của mình tới thường trực Hội đồng và sau đó phải trao đổi với thường trực để tiếp thu các nội dung kết luận của cuộc họp; hoặc thành viên hội đồng cử cấp Phó Thủ trưởng đơn vị đi họp thay, người đi họp thay được phát biểu ý kiến. Quyền biểu quyết hoặc bỏ phiếu của người đi họp thay do Chủ tịch Hội đồng quyết định tại phiên họp.
d) Thực hiện việc xem xét, bỏ phiếu hoặc cho ý kiến theo phương thức hoạt động của Hội đồng. Thời gian cho ý kiến chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày được đề nghị; nếu thành viên nào không có ý kiến được coi là nhất trí với đề nghị của Thường trực Hội đồng và được ghi rõ trong tờ trình báo cáo Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch thường trực.
e) Thành viên Hội đồng được sử dụng bộ máy của đơn vị mình để thực hiện những nhiệm vụ quy định tại Quy chế này.
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên Hội đồng thi đua ngành Giáo dục có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như nên trên.
Thường trực Hội đồng thi đua ngành Giáo dục có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Quy chế hoạt động của hội đồng thi đua, khen thưởng Ngành Giáo dục ban hành kèm theo Quyết định 2553/QĐ-BGDĐT năm 2012, có quy định về cơ cấu, nhiệm vụ của thường trực Hội đồng như sau:
Cơ cấu, nhiệm vụ của Thường trực Hội đồng
1. Thành phần Thường trực Hội đồng được quy định tại Điều 2, Quyết định số 2552/QĐ-BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc kiện toàn Hội đồng Thi đua, Khen thưởng ngành Giáo dục.
2. Thường trực Hội đồng có nhiệm vụ:
a) Thông qua dự thảo chương trình nội dung công tác, trình Hội đồng thảo luận tại các kỳ họp, thông báo kết luận các kỳ họp của Hội đồng;
b) Xử lý những vấn đề phát sinh đột xuất cần có ý kiến của tập thể khi không họp được Hội đồng nhưng sau đó phải báo cáo lại với Hội đồng trong phiên họp Hội đồng gần nhất;
c) Thông qua dự thảo các văn bản để triển khai các chủ trương về công tác thi đua, khen thưởng trong Ngành;
Như vậy, theo quy định trên thì thường trực Hội đồng thi đua ngành Giáo dục có nhiệm vụ như sau:
- Thông qua dự thảo chương trình nội dung công tác, trình Hội đồng thảo luận tại các kỳ họp, thông báo kết luận các kỳ họp của Hội đồng;
- Xử lý những vấn đề phát sinh đột xuất cần có ý kiến của tập thể khi không họp được Hội đồng nhưng sau đó phải báo cáo lại với Hội đồng trong phiên họp Hội đồng gần nhất;
- Thông qua dự thảo các văn bản để triển khai các chủ trương về công tác thi đua, khen thưởng trong Ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?