Các xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả đơn vị máu toàn phần đã hiến gồm những xét nghiệm nào?
- Các xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả đơn vị máu toàn phần đã hiến gồm những xét nghiệm nào?
- Việc xét nghiệm bổ sung đối với tất cả đơn vị máu toàn phần đã hiến được thực hiện khi nào?
- Xét nghiệm bắt buộc đối với tất cả đơn vị máu toàn phần đã hiến phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào?
Các xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả đơn vị máu toàn phần đã hiến gồm những xét nghiệm nào?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 14 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định về các loại xét nghiệm bắt buộc như sau:
Các loại xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu
1. Các xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả đơn vị máu toàn phần, thành phần máu đã hiến gồm:
a) Xét nghiệm huyết thanh học nhóm máu: định nhóm hồng cầu ABO, Rh(D), sàng lọc kháng thể bất thường;
b) Xét nghiệm một số tác nhân lây truyền bệnh: xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C và giang mai.
2. Ngoài các xét nghiệm quy định tại Khoản 1 Điều này, phải thực hiện thêm một số xét nghiệm trong các trường hợp sau:
a) Thực hiện định nhóm hệ Rh(C, c, E, e) hoặc các hệ MNSs, Kidd, Duffy, P, Lewis khi bác sỹ điều trị chỉ định truyền máu lựa chọn phù hợp kháng nguyên hồng cầu.
b) Xét nghiệm sàng lọc sốt rét đối với các đơn vị máu toàn phần, thành phần máu lấy từ người hiến máu đang sống, làm việc ở những vùng có lưu hành dịch sốt rét theo công bố của Bộ Y tế hoặc những người mới trở về từ vùng dịch sốt rét trong thời gian 06 tháng hoặc những người có tiền sử mắc bệnh sốt rét trong thời gian 12 tháng kể từ khi điều trị khỏi bệnh sốt rét;
c) Xét nghiệm CMV (Cytomegalovirus) đối với các đơn vị chế phẩm máu truyền cho người bệnh được ghép mô, ghép tế bào gốc hoặc truyền máu cho thai nhi hoặc một số trường hợp đặc biệt khác theo yêu cầu của bác sỹ điều trị.
...
Theo quy định trên, các xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả đơn vị máu toàn phần đã hiến gồm những xét nghiệm sau:
+ Xét nghiệm huyết thanh học nhóm máu: định nhóm hồng cầu ABO, Rh(D), sàng lọc kháng thể bất thường.
+ Xét nghiệm một số tác nhân lây truyền bệnh: xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan vi rút B, viêm gan vi rút C và giang mai.
Ngoài các xét nghiệm trên, phải thực hiện thêm một số xét nghiệm trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 14 nêu trên.
Đơn vị máu toàn phần (Hình từ Internet)
Việc xét nghiệm bổ sung đối với tất cả đơn vị máu toàn phần đã hiến được thực hiện khi nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 26/2013/TT- BYT về xét nghiệm bổ sung như sau:
Các loại xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu
...
3. Xét nghiệm bổ sung: trong một số trường hợp để bảo đảm an toàn cho người bệnh nhận máu, các cơ sở truyền máu có đủ điều kiện kỹ thuật được thực hiện xét nghiệm bổ sung theo chỉ định của bác sỹ điều trị.
...
Theo đó, việc xét nghiệm bổ sung đối với tất cả đơn vị máu toàn phần đã hiến được thực hiện để bảo đảm an toàn cho người bệnh nhận máu, các cơ sở truyền máu có đủ điều kiện kỹ thuật được thực hiện xét nghiệm bổ sung theo chỉ định của bác sỹ điều trị.
Xét nghiệm bắt buộc đối với tất cả đơn vị máu toàn phần đã hiến phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 14 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định về yêu cầu kỹ thuật đối với các xét nghiệm bắt buộc như sau:
Các loại xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu
...
4. Yêu cầu kỹ thuật đối với các xét nghiệm bắt buộc:
a) Định nhóm máu hệ ABO: phải thực hiện bằng 2 phương pháp huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu với kỹ thuật tối thiểu tương đương hoặc cao hơn kỹ thuật thực hiện trong ống nghiệm. Nhóm máu chỉ được kết luận khi có sự phù hợp kết quả của hai phương pháp hoặc được khẳng định bằng các xét nghiệm bổ sung;
b) Định nhóm máu hệ Rh(D): phải thực hiện bằng phương pháp huyết thanh mẫu với kỹ thuật tối thiểu thực hiện trong ống nghiệm. Chỉ được kết luận đơn vị máu có nhóm Rh(D) âm, sau khi đã thực hiện xét nghiệm khẳng định bằng xét nghiệm tương đương hoặc cao hơn kỹ thuật kháng globulin gián tiếp;
c) Xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường phải thực hiện kỹ thuật xét nghiệm có khả năng phát hiện các kháng thể bất thường, tối thiểu thuộc các hệ nhóm hồng cầu Rh, MNSs, Kell, Kidd, Duffy, Lutheran theo lộ trình quy định tại Điều 70 Thông tư này;
d) Xét nghiệm sàng lọc HIV: phải thực hiện bằng kỹ thuật có độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương hoặc cao hơn kỹ thuật ELISA hoặc hoá phát quang với sinh phẩm có khả năng phát hiện đồng thời kháng nguyên, kháng thể HIV-1 và HIV-2;
...
Như vậy, xét nghiệm bắt buộc đối với tất cả đơn vị máu toàn phần đã hiến phải đảm bảo những yêu cầu kỹ thuật được quy định tại khoản 4 Điều 14 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?