Cách chức có phải là hình thức xử lý kỷ luật người lao động không? Có thể xử lý kỷ luật sa thải người lao động tự ý bỏ việc 06 ngày không liên tục không?
- Cách chức có phải là hình thức xử lý kỷ luật người lao động không?
- Có thể xử lý kỷ luật sa thải người lao động tự ý bỏ việc 06 ngày không liên tục không?
- Người sử dụng lao động có thể tạm đình chỉ công việc người lao động 30 ngày để giải quyết vụ việc vi phạm hay không?
- Người lao động được xóa kỷ luật khi nào?
Cách chức có phải là hình thức xử lý kỷ luật người lao động không?
Căn cứ theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức xử lý kỷ luật lao động như sau:
Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
3. Cách chức.
4. Sa thải.
Theo đó cách chức là một hình thức xử lý kỷ luật người lao động được pháp luật quy định.
Có thể xử lý kỷ luật sa thải người lao động tự ý bỏ việc 06 ngày không liên tục không?
Căn cứ Điều 125 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:
Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, việc người lao động tự ý bỏ việc bao lâu thì bị xử lý kỷ luật sa thải sẽ phụ thuộc vào số ngày tự ý bỏ việc cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 365 ngày mà không có lý do chính đáng:
- Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày thì bị xử lý kỷ luật sa thải hoặc
- Tự ý bỏ việc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày thì bị xử lý kỷ luật sa thải.
Trường hợp người lao động có lí do chính đáng thì không bị xử lý kỷ luật sa thải.
Những lý do chính đáng, bao gồm: thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Cách chức có phải là hình thức xử lý kỷ luật người lao động không? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có thể tạm đình chỉ công việc người lao động 30 ngày để giải quyết vụ việc vi phạm hay không?
Căn cứ theo Điều 128 Bộ Luật Lao động 2019 quy định về việc tạm đình chỉ công việc như sau:
Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
Theo đó người sử dụng lao động có thể đình chỉ công việc của người lao động trong thời hạn 30 ngày để xác minh vụ việc vi phạm trong trường hợp vụ việc vi phạm đó có tính chất đặt biệt.
Người lao động được xóa kỷ luật khi nào?
Căn cứ theo Điều 126 Bộ Luật lao động 2019 quy định về việc xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động như sau:
Xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động
1. Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.
Như vậy, người lao động được đương nhiên xóa kỷ luật trong trường hợp sau:
- Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng kể từ ngày bị xử lý mà không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng kể từ ngày bị xử lý mà không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động.
- Người lao động bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý mà không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?