Cách cúng sao giải hạn Rằm tháng Giêng? Cúng sao giải hạn Rằm tháng Giêng phải tuân thủ quy định gì?

Cách cúng sao giải hạn Rằm tháng Giêng? Cúng sao giải hạn Rằm tháng Giêng phải tuân thủ quy định gì theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật quy định như thế nào?

Cách cúng sao giải hạn Rằm tháng Giêng?

Rằm tháng Giêng (15/1 Âm lịch) là một trong những ngày quan trọng để cúng sao giải hạn, cầu bình an, sức khỏe, tài lộc cho cả năm. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để thực hiện lễ cúng sao giải hạn:

(1) Chọn ngày giờ cúng sao

- Ngày cúng: Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng Âm lịch).

- Giờ cúng: Buổi tối (từ 19h – 21h), vì theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm sao chiếu mạnh nhất.

- Địa điểm:

+ Tại nhà: Cúng ngoài trời, đặt bàn lễ theo hướng của sao chiếu mệnh.

+ Tại chùa: Có thể đăng ký cúng sao giải hạn, cầu an theo nghi thức nhà chùa.

(2) Chuẩn bị lễ vật cúng sao giải hạn

Lễ vật cúng tùy thuộc vào sao chiếu mệnh của mỗi người, nhưng thông thường, lễ vật chung cho tất cả các sao gồm:

+ Nến (đèn cầy): Số lượng và cách bày trí theo từng sao.

+ Bài vị ghi tên sao (viết trên giấy có màu sắc tương ứng với sao chiếu mệnh).

+ Hương (nhang), hoa tươi (hoa cúc, hoa huệ, đồng tiền…).

+ Trà, rượu, gạo, muối.

+ Trầu cau, bánh kẹo, chè xôi.

+ Tiền vàng mã (tùy quan niệm mỗi gia đình).

+ Mâm cúng chay hoặc mặn.

(3) Cách thực hiện lễ nghi cúng sao

- Bước 1: Xác định hướng đặt lễ

Đặt bàn lễ ngoài trời, quay về hướng sao chiếu mệnh của mình.

Sắp xếp nến theo sơ đồ ứng với từng sao.

- Bước 2: Bày lễ vật

Đặt bài vị, nến, hoa quả, rượu, hương lên bàn cúng.

Thắp đèn nến theo sơ đồ ngôi sao.

- Bước 3: Thắp hương và đọc bài khấn

Chủ lễ ăn mặc trang trọng, rửa tay sạch trước khi cúng.

Thắp hương, vái lạy rồi đọc bài khấn sao giải hạn. Nội dung bài khấn gồm:

+ Xưng danh (tên tuổi, địa chỉ).

+ Cầu xin giải trừ vận hạn, bình an, may mắn.

+ Cầu mong phúc lộc, sức khỏe cho gia đình.

- Bước 4: Hóa bài vị, vàng mã (nếu có)

Sau khi cúng xong, đợi hết tuần hương rồi hóa bài vị và tiền vàng mã.

Dùng rượu hoặc nước sạch vẩy lên tro để hoàn tất nghi lễ.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Theo đó, việc cúng sao giải hạn Rằm tháng Giêng có thể được xem là một trong những hoạt động tín ngưỡng trong dịp đầu năm mới của người Việt.

Cách cúng sao giải hạn Rằm tháng Giêng? Cúng sao giải hạn Rằm tháng Giêng phải tuân thủ quy định gì?

Cách cúng sao giải hạn Rằm tháng Giêng? Cúng sao giải hạn Rằm tháng Giêng phải tuân thủ quy định gì? (Hình từ Internet)

Cúng sao giải hạn Rằm tháng Giêng phải tuân thủ quy định gì?

Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, tổ chức, cá nhân thực hiện việc cúng sao giải hạn vào ngày Rằm tháng Giêng phải tuân thủ Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 04/2009/TT-BVHTTDL về quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
4. Hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá có nội dung mê tín dị đoan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế là những hoạt động có nội dung làm mê hoặc người khác, trái với tự nhiên, gây tác động xấu về nhận thức, bao gồm: Cúng khấn trừ tà ma, chữa bệnh bằng phù phép, lên đồng phán truyền, xem bói, xin xăm, xóc thẻ, truyền bá sấm trạng, phù chú, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa, đốt đồ mã ở nơi công cộng và các hình thức mê tín dị đoan khác.
...

Thêm vào đó, tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP như sau:

Quy định cấm trong hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng
Nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
1. Các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa có nội dung:
...
b) Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khỏe và hủy hoại môi trường sinh thái;

Từ các quy định trên có thể thấy rằng, việc cúng sao giải hạn vào Rằm tháng Giêng có phải là hành vi mê tín dị đoan hay không còn tùy thuộc vào mục đích của mỗi cá nhân.

Trong trường hợp các cá nhân lợi dụng việc cúng sao giải hạn vào Rằm tháng Giêng để trục lợi hoặc truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, trái với thuần phong mỹ tục, cầu lợi cho mình gây hại cho người khác bằng cách yểm bùa thì đây có thể được xem là hành vi mê tín dị đoan và có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định thế nào?

Thứ nhất, theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định như sau:

(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

(6) Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản (5).

Thứ hai, theo Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được quy định như sau:

(1) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

(2) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:

- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;

- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;

- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;

- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;

- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.

(3) Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.

Rằm tháng Giêng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Rằm tháng giêng là Tết Nguyên tiêu đúng không? Tết Nguyên Tiêu năm nay là ngày mấy dương lịch? Có được nghỉ không?
Pháp luật
Đồ lễ cúng rằm tháng giêng? Sắm lễ cúng rằm tháng giêng? Mâm cơm cúng rằm tháng giêng chuẩn, đơn giản?
Pháp luật
Rằm tháng giêng cúng trước được không? Rằm tháng giêng cúng ngày nào? Rằm tháng giêng có phải lễ lớn?
Pháp luật
Lễ cúng rằm tháng giêng 2025 gồm những gì? Mâm cúng rằm tháng giêng 2025 thu hút tài lộc cho gia chủ?
Pháp luật
Rằm tháng giêng cúng xôi gì? Mâm cúng Rằm tháng Giêng đơn giản 2025? Rằm tháng Giêng 2025 có được nghỉ không?
Pháp luật
Cách cúng Rằm tháng Giêng 2025? Rằm tháng Giêng 2025 cúng gì? Cúng ngày nào? Cúng sớm được không?
Pháp luật
Khung giờ đẹp cúng Rằm tháng Giêng 2025 tài lộc? Ngày đẹp cúng Rằm tháng Giêng năm 2025? Lễ cúng Rằm tháng Giêng 2025?
Pháp luật
Bài cúng tạ đất Rằm tháng Giêng 2025 chi tiết, đầy đủ? Cúng đất tháng 2 ngày nào tốt? Cúng đất nên cúng sáng hay chiều?
Pháp luật
Stt chúc ngày Rằm tháng Giêng 2025 bình an, may mắn? Lời chúc ngày rằm 15 tháng giêng? Thắp hương Rằm tháng Giêng cần những gì?
Pháp luật
Giờ hoàng đạo Rằm tháng Giêng 2025 tốt? Cúng Rằm tháng Giêng mấy giờ là tốt? Cúng Rằm tháng Giêng 2025 vào ngày nào đẹp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rằm tháng Giêng
25 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rằm tháng Giêng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rằm tháng Giêng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào