Cách nhận biết doanh nghiệp ma thông qua loại hình kinh doanh? Doanh nghiệp ma mua bán hóa đơn trái phép có bị truy cứu TNHS không?
Cách nhận biết doanh nghiệp ma thông qua loại hình kinh doanh?
Căn cứ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm:
- Công ty TNHH một thành viên quy định tại Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên quy định tại Điều 46 Luật Doanh nghiệp 2020
- Công ty cổ phần quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020
- Công ty hợp danh quy định tại Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020
- Doanh nghiệp tư nhân quy định tại Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020
Tại Công văn 3659/CTDON-TTHT năm 2024, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai chỉ ra những dấu hiệu nhận diện doanh nghiệp ma qua loại hình kinh doanh như sau:
Hình thức doanh nghiệp được các đối tượng thực hiện tội phạm mua bán hóa đơn thông qua việc thành lập doanh nghiệp như: Công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân.
Cũng theo công văn này, doanh nghiệp ma còn được nhận diện qua các dấu hiệu nhận biết sau đây:
- Nhận biết qua đăng ký ngành nghề kinh doanh:
Các “doanh nghiệp ma” thường đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề, trong đó phổ biến nhất là dịch vụ tổng hợp, kinh doanh thương mại, hoặc những ngành nghề không phải đăng ký vốn pháp định hay phải được cấp chứng chỉ nghề nghiệp (bất động sản, du lịch...). Qua đó các đối tượng này cho rằng có thể vượt qua sự kiểm tra của cơ quan chức năng quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan thuế.
- Nhận biết qua trụ sở giao dịch và thời gian hoạt động kinh doanh:
Các “doanh nghiệp ma” thường đăng ký địa chỉ giao dịch tại các trung tâm, văn phòng ảo hoặc những địa chỉ thậm chí không tồn tại nhằm dễ dàng trốn tránh sự kiểm tra của cơ quan thẩm quyền và bỏ trốn ngay khi bị phát hiện. Bên cạnh đó, chúng có thể thành lập ở các khu vực có điều kiện dân trí không cao, thuê trụ sở trong thời gian ngắn và đặt tại những con hẻm sâu. Thời gian hoạt động của một doanh nghiệp thường khá ngắn.
- Nhận biết qua phương thức thanh toán:
Các “công ty ma” thường thực hiện các hoạt động trái pháp luật, do đó sẽ tránh sử dụng tài khoản ngân hàng của công ty khi đăng ký, thực hiện giao dịch bằng tài khoản ngân hàng do cá nhân đứng tên hoặc tiền mặt hoặc chuyển khoản “lòng vòng” qua nhiều bên trung gian nhằm né các giao dịch, giấu nhẹm việc mua bán hóa đơn.
TẢI VỀ: Xem chi tiết Công văn 3659/CTDON-TTHT năm 2024.
Cách nhận biết doanh nghiệp ma thông qua loại hình kinh doanh? Doanh nghiệp ma mua bán hóa đơn trái phép có bị truy cứu TNHS không? (Hình từ Internet).
Doanh nghiệp ma mua bán hóa đơn trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Căn cứ Điều 203 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm k khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
...
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e và g khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, đối với pháp nhân thương mại có hành vi mua bán trái phép hoá đơn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo hình thức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng; bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tùy vào mức độ và hành vi phạm.
Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Những hành vi nào được xem là mua bán trái phép hoá đơn?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC quy định về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Theo quy định này, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:
- Mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định;
- Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo;
- Mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;
- Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?