Cách phân biệt vàng giả và vàng thật thông qua ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định pháp luật?
Vàng trang sức, mỹ nghệ là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng vàng từ 8 Kara (tương đương 33,3%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
2. Hàm lượng vàng (hay còn gọi là tuổi vàng) là thành phần phần trăm (%) tính theo khối lượng vàng có trong thành phần chính của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ.
3. Kara (K) là số phần của kim loại vàng (tính theo khối lượng) trong hai mươi bốn (24) phần của hợp kim vàng.
4. Độ tinh khiết là số phần của kim loại vàng (tính theo khối lượng) trong một nghìn (1000) phần của hợp kim vàng.
Việc quy đổi các đơn vị đo hàm lượng vàng được quy định tại Bảng 3 Thông tư này.
5. Vàng tinh khiết là kim loại vàng có độ tinh khiết lớn hơn 999 phần nghìn (‰) tính theo khối lượng.
6. Hợp kim vàng là kim loại có thành phần gồm vàng và một hoặc các nguyên tố khác.
7. Hoạt động kinh doanh vàng bao gồm: nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ; kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Theo đó, vàng trang sức, mỹ nghệ được hiểu là các sản phẩm vàng có hàm lượng vàng từ 8 Kara (tương đương 33,3%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
Và, hoạt động mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ là một loại hình hoạt động kinh doanh vàng theo quy định pháp luật.
Cách phân biệt vàng giả và vàng thật thông qua ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Ghi nhãn có phải là cách phân biệt vàng giả và vàng thật đối với vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định pháp luật không?
Căn cứ theo quy định về quản lý chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ về yêu cầu chất lượng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ tại Điều 6 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN thì chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ được phân hạng theo độ tinh khiết của vàng tương ứng với hàm lượng vàng được quy định trong Bảng sau:
Đồng thời, hàm lượng vàng trong sản phẩm (hoặc trong thành phần có chứa vàng) của vàng trang sức, mỹ nghệ không được thấp hơn giá trị hàm lượng đã công bố. Giới hạn sai số của kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN.
Bên cạnh đó, vàng trang sức, mỹ nghệ chỉ được phép lưu thông trên thị trường khi đã công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN.
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN như sau:
Công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn đối với vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Tiêu chuẩn công bố áp dụng là tập hợp các thông số kỹ thuật và thông tin bắt buộc theo quy định tại Thông tư này hoặc nội dung cần thiết khác về sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ tự công bố (dựa trên tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn cơ sở).
...
3. Việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vàng trang sức, mỹ nghệ do tổ chức, cá nhân tự thực hiện theo một trong các cách sau đây:
a) Trên bảng niêm yết giá vàng trang sức, mỹ nghệ;
b) Trên bao bì của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ;
c) Trên nhãn hàng hóa của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ;
d) Trên tài liệu kèm theo sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ.
...
Theo đó, tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh mua bán vàng trang sức mỹ nghệ phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vàng thông qua một trong những cách sau:
- Trên bảng niêm yết giá vàng trang sức, mỹ nghệ;
- Trên bao bì của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ;
- Trên nhãn hàng hóa của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ;
- Trên tài liệu kèm theo sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ.
Như vậy, thông qua ghi nhãn người mua có thể tham khảo các thông tin chính xác về vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông với các thông tin nêu trên. Do đó, đây cũng có thể xem là một cách phân biệt vàng giả và vàng thật khi mua bán.
Lưu ý: Cách phân biệt vàng giả và vàng thật nêu trên mang tính chất tham khảo.
Những nội dung ghi nhãn đính kèm với sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ giúp người mua có cách phân biệt vàng giả và vàng thật gồm những gì?
Theo điểm b khoản 4 Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN thì những nội dung ghi nhãn đính kèm với sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ giúp người mua có thể phân biệt vàng giả và vàng thật gồm:
- Tên hàng hóa (ví dụ: lắc đeo tay, dây chuyền, nhẫn vàng, nhẫn đính kim cương…);
- Tên, mã ký hiệu của tổ chức, cá nhân sản xuất (ví dụ: PAJ, SJC, DOJ...);
- Hàm lượng vàng (tuổi vàng) được thể hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN (ví dụ: 999 hoặc 99,9% hoặc 24K);
- Khối lượng vàng và khối lượng của vật gắn trên vàng trang sức, mỹ nghệ (ví dụ: kim cương, saphia, ruby...);
- Ký hiệu của sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN.
*Lưu ý: Cách phân biệt vàng giả và vàng thật đối với vàng trang sức, mỹ nghệ nêu trên mang tính chất tham khảo dựa trên quy định pháp luật về quản lý chất lượng và ghi nhãn sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?