Cách phân chia di sản thừa kế đối với di sản là sổ tiết kiệm ngân hàng được quy định thực hiện như thế nào?
Sổ tiết kiệm ngân hàng có được xem là di sản thừa kế không?
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ:
"Điều 612. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác."
Trong đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản, theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015.
Bên cạnh đó, có thể hiểu sổ tiết kiệm là giấy tờ ghi nhận quyền sở hữu của người đứng tên trên sổ với số tiền được gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Do vậy, số tiền ghi trong sổ tiết kiệm là tài sản của người đứng tên trên sổ tiết kiệm.
Khi chủ sở hữu sổ tiết kiệm chết, số tiền trong sổ tiết kiệm được coi là di sản thừa kế và sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
Cách phân chia di sản thừa kế đối với di sản là sổ tiết kiệm ngân hàng (Hình từ Internet)
Cách phân chia di sản thừa kế đối với di sản là sổ tiết kiệm ngân hàng được quy định thực hiện như thế nào?
Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thừa kế được thực hiện thông qua 2 hình thức là:
Thừa kế theo di chúc tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015:
"Điều 624. Di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết."
- Thừa kế theo pháp luật tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015:
"Điều 649. Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định."
Muốn rút sổ tiết kiệm của người đã khuất thì phải thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế.
- Nếu người sở hữu sổ tiết kiệm có để lại di chúc thì sẽ ưu tiên phân chia di sản thừa kế theo di chúc
- Nếu không có di chúc, di chúc không hợp pháp thì sổ tiết kiệm sẽ được phân chia theo pháp luật.
Khi đó, những người thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế, và công chứng các văn bản đó theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 Luật Công chứng 2014 như sau:
"Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
Điều 58. Công chứng văn bản khai nhận di sản
1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57 của Luật này.
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản."
Hồ sơ cần chuẩn bị để chia di sản thừa kế là gì?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 57 và Điều 63 Luật Công chứng 2014 thì hồ sơ cần chuẩn bị để chia thừa kế gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng.
- Di chúc (nếu có).
- Sổ tiết kiệm.
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản thừa kế và người nhận thừa kế.
- Giấy tờ quan hệ nhân thân của những người thừa kế: Chứng minh nhân dân, Sổ hộ khẩu…
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, những đồng thừa kế có thể đến Văn phòng/Phòng công chứng để thực hiện thủ tục công chứng Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Tiếp theo, khi đã có được văn bản công chứng thì liên hệ với ngân hàng - nơi có sổ tiết kiệm để thực hiện thủ tục rút tiền trong sổ tiết kiệm. Về thủ tục cụ thể thì tùy vào từng ngân hàng sẽ có hướng dẫn riêng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?