Cách thể hiện biển hiệu trong Công an nhân dân tại trụ sở cơ quan, đơn vị được pháp luật quy định như thế nào?
Biển hiệu trong Công an nhân dân được sử dụng như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2017/TT-BCA quy định như sau:
Sử dụng biển hiệu, biển chức danh, băng trực ban, băng kiểm tra điều lệnh trong Công an nhân dân
1. Biển hiệu được sử dụng đối với trụ sở của Công an các đơn vị, địa phương phòng sử dụng chung (hội trường, phòng họp, lớp học, nhà kho...), phòng làm việc của đơn vị và phòng làm việc của lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp.
...
Theo đó, biển hiệu trong Công an nhân dân được sử dụng đối với trụ sở của Công an các đơn vị, địa phương phòng sử dụng chung (hội trường, phòng họp, lớp học, nhà kho...), phòng làm việc của đơn vị và phòng làm việc của lãnh đạo, chỉ huy Công an các cấp.
Cách thể hiện biển hiệu trong Công an nhân dân tại trụ sở cơ quan, đơn vị được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 30/2017/TT-BCA quy định cụ thể:
Cách thể hiện biển hiệu, biển chức danh, băng trực ban, băng kiểm tra điều lệnh trong Công an nhân dân
1. Cách thể hiện biển hiệu trụ sở cơ quan, đơn vị:
a) Vị trí hình biểu tượng (Quốc huy hoặc Công an hiệu) ở chính giữa và phía trên cùng của biển hiệu;
b) Tên cơ quan, đơn vị ghi trên biển hiệu được thể hiện bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu, tên phải ghi chính xác theo quyết định thành lập cơ quan, đơn vị; tên bằng chữ tiếng Anh hoặc chữ tiếng nước ngoài khác (đối với các đơn vị đóng ở khu vực biên giới) phải thể hiện bằng chữ in hoa ở phía dưới tên tiếng Việt và có chiều cao cỡ chữ không lớn hơn 2/3 cỡ chữ tiếng Việt.
Tên cơ quan chủ quản (nếu có) viết bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu, cỡ chữ bằng 1 /2 cỡ chữ tên đơn vị ghi trên biển hiệu.
Các cơ quan, đơn vị khi thể hiện tên cơ quan, đơn vị bằng chữ tiếng Anh (hoặc tiếng nước ngoài khác) thực hiện theo hướng dẫn thống nhất của Thông tư số 03/2009/TT-BNG ngày 09/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao hướng dẫn dịch Quốc hiệu, tên các cơ quan, đơn vị và chức danh lãnh đạo, cán bộ công chức trong hệ thống hành chính nhà nước sang tiếng Anh để giao dịch đối ngoại, nếu có vướng mắc liên hệ Trung tâm Biên phiên dịch quốc gia Bộ Ngoại giao để tham khảo về cách dịch cụ thể;
c) Địa chỉ cơ quan, đơn vị ghi trên biển hiệu được thể hiện bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu, có cỡ chữ không lớn hơn 1/3 cỡ chữ của tên cơ quan, đơn vị bằng tiếng Việt.
...
Theo đó, cách thể hiện biển hiệu trong Công an nhân dân tại trụ sở cơ quan, đơn vị được pháp luật quy định như sau:
- Vị trí hình biểu tượng (Quốc huy hoặc Công an hiệu) ở chính giữa và phía trên cùng của biển hiệu;
- Tên cơ quan, đơn vị ghi trên biển hiệu được thể hiện bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu, tên phải ghi chính xác theo quyết định thành lập cơ quan, đơn vị; tên bằng chữ tiếng Anh hoặc chữ tiếng nước ngoài khác (đối với các đơn vị đóng ở khu vực biên giới) phải thể hiện bằng chữ in hoa ở phía dưới tên tiếng Việt và có chiều cao cỡ chữ không lớn hơn 2/3 cỡ chữ tiếng Việt.
Tên cơ quan chủ quản (nếu có) viết bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu, cỡ chữ bằng 1 /2 cỡ chữ tên đơn vị ghi trên biển hiệu.
Các cơ quan, đơn vị khi thể hiện tên cơ quan, đơn vị bằng chữ tiếng Anh (hoặc tiếng nước ngoài khác) thực hiện theo hướng dẫn thống nhất của Thông tư 03/2009/TT-BNG;
- Địa chỉ cơ quan, đơn vị ghi trên biển hiệu được thể hiện bằng chữ tiếng Việt in hoa đủ dấu, có cỡ chữ không lớn hơn 1/3 cỡ chữ của tên cơ quan, đơn vị bằng tiếng Việt.
Biển hiệu trong Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Biển hiệu trong Công an nhân dân tại trụ sở cơ quan, đơn vị được đặt tại đâu?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 30/2017/TT-BCA quy định như sau:
Biển hiệu trụ sở cơ quan, đơn vị
1. Vị trí biển hiệu
Biển hiệu trụ sở cơ quan, đơn vị được đặt ở vị trí thích hợp của mặt trước cổng chính hoặc mặt trước của trụ sở (nếu trụ sở không có cổng chính) cơ quan, đơn vị có trụ sở độc lập, phù hợp với kiến trúc, dễ quan sát, có đèn chiếu sáng ban đêm. Mỗi cơ quan, đơn vị chỉ đặt một biển hiệu; trường hợp ở vị trí khuất tầm nhìn phải có biển chỉ dẫn nền màu đỏ, chữ màu vàng.
Trường hợp nhiều cơ quan, đơn vị có chung cổng chính thì biển hiệu ghi tên đơn vị chủ quản trực tiếp hoặc được đặt theo nguyên tắc: Cơ quan cấp trên thì vị trí đặt biển hiệu ở phía trên (hoặc bên phải cổng chính trụ sở, nhìn từ ngoài vào) nếu cùng cấp thì vị trí đặt biển hiệu theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt của tên cơ quan, đơn vị.
...
Theo đó, biển hiệu trong Công an nhân dân tại trụ sở cơ quan, đơn vị được đặt ở vị trí thích hợp của mặt trước cổng chính hoặc mặt trước của trụ sở (nếu trụ sở không có cổng chính) cơ quan, đơn vị có trụ sở độc lập, phù hợp với kiến trúc, dễ quan sát, có đèn chiếu sáng ban đêm.
Mỗi cơ quan, đơn vị chỉ đặt một biển hiệu; trường hợp ở vị trí khuất tầm nhìn phải có biển chỉ dẫn nền màu đỏ, chữ màu vàng.
Trường hợp nhiều cơ quan, đơn vị có chung cổng chính thì biển hiệu ghi tên đơn vị chủ quản trực tiếp hoặc được đặt theo nguyên tắc:
Cơ quan cấp trên thì vị trí đặt biển hiệu ở phía trên (hoặc bên phải cổng chính trụ sở, nhìn từ ngoài vào) nếu cùng cấp thì vị trí đặt biển hiệu theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt của tên cơ quan, đơn vị.
Lưu ý: Thông tư 30/2017/TT-BCA không áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị Công an có trụ sở đóng ở nước ngoài;
Biển hiệu trụ sở cơ quan, đơn vị không áp dụng đối với Tổng cục Tình báo và một số đơn vị nghiệp vụ trinh sát có yêu cầu xã hội hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?