Cách thức đánh giá thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp theo Hướng dẫn 90? Hướng dẫn các bước đánh giá xếp loại?
Cách thức đánh giá thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp theo Hướng dẫn 90?
Căn cứ tại mục 2 phần III Hướng dẫn 90/HD-TLĐ 2023 quy định về cách thức đánh giá thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp như sau:
- Cơ cấu điểm chấm
+ Quy trình thương lượng tập thể: tối đa 04 điểm.
+ Nội dung TƯLĐTT: tối đa 85 điểm.
+ Ký kết và thực hiện TƯLĐTT: tối đa 06 điểm.
+ Điểm thưởng: tối đa 05 điểm.
+ Chấm điểm lẻ đến 0,5 điểm.
Tổng điểm tối đa: 100 điểm (theo Khung tiêu chí, Phụ lục 1 kèm theo Hướng dẫn).
- Cách thức chấm điểm
+ Chấm điểm quy trình thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện TƯLĐTT
Bám sát quy định của pháp luật, hồ sơ, tài liệu và thực tiễn thực hiện tại CĐCS để chấm điểm. Chấm điểm cao đối với đơn vị làm thực chất, sáng tạo.
Cách thức đánh giá thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp theo Hướng dẫn 90? Hướng dẫn các bước đánh giá xếp loại? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn các bước đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp?
Căn cứ tại tiết 1.1 tiểu mục 1 mục III Hướng dẫn 90/HD-TLĐ 2023 đánh giá xếp loại chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) của các cấp công đoàn quy định:
Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp như sau:
- Bước 1: Công đoàn cơ sở (CĐCS) gửi hồ sơ, tài liệu tới công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
CĐCS gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến TƯLĐTT đã ký kết (Phụ lục 3 kèm theo Hướng dẫn) tới công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
- Bước 2: Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở chấm điểm, đề xuất xếp loại TƯLĐTT của CĐCS.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở căn cứ quá trình theo dõi, hướng dẫn, hỗ trợ và hồ sơ, tài liệu của CĐCS gửi để chấm điểm (đánh giá), đề xuất xếp loại TƯLĐTT của CĐCS (Phụ lục 2 kèm theo Hướng dẫn) và gửi hồ sơ, tài liệu liên quan (Phụ lục 3 kèm theo Hướng dẫn) tới Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn (sau đây gọi chung là Công đoàn cấp tỉnh).
Xem và tải Phụ lục 2
Xe, và tải Phụ lục 3
- Bước 3: Công đoàn cấp tỉnh thẩm định và xếp loại TƯLĐTT của CĐCS.
Công đoàn cấp tỉnh thực hiện thẩm định (chấm điểm lại - Phụ lục 2 kèm theo Hướng dẫn) và ban hành quyết định xếp loại TƯLĐTT của CĐCS (Phụ lục 4 kèm theo Hướng dẫn).
Lưu ý: Trường hợp CĐCS trực thuộc Công đoàn cấp tỉnh thì CĐCS gửi hồ sơ, tài liệu về Công đoàn cấp tỉnh. Công đoàn cấp tỉnh chấm điểm (đánh giá) và ban hành quyết định xếp loại TƯLĐTT của CĐCS.
Đánh giá thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp bao gồm những nội dung nào? Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Công đoàn?
Căn cứ tại phần II Hướng dẫn 90/HD-TLĐ 2023 quy định về nội dung đánh giá như sau:
II. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
1. Quy trình thương lượng tập thể
- Tổng hợp ý kiến của tập thể NLĐ để xây dựng nội dung đề xuất thương lượng tập thể.
- Đề xuất thương lượng tập thể với người sử dụng lao động.
- Tiến hành phiên họp thương lượng tập thể.
- Lấy ý kiến tập thể NLĐ về kết quả thương lượng tập thể/dự thảo TƯLĐTT.
2. Nội dung của thỏa ước lao động tập thể
Những nội dung có lợi hơn cho NLĐ so với quy định pháp luật.
3. Ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể
- Tổ chức ký kết TƯLĐTT.
- Phổ biến TƯLĐTT tới NLĐ.
- Giám sát việc thực hiện TƯLĐTT.
- Đánh giá kết quả thực hiện TƯLĐTT hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung, ký lại, ký mới TƯLĐTT hoặc gửi TƯLĐTT theo quy định.
Như vậy, có 03 nội dung đánh giá gồm:
(1) Quy trình thương lượng tập thể
- Tổng hợp ý kiến của tập thể NLĐ để xây dựng nội dung đề xuất thương lượng tập thể.
- Đề xuất thương lượng tập thể với người sử dụng lao động.
- Tiến hành phiên họp thương lượng tập thể.
- Lấy ý kiến tập thể NLĐ về kết quả thương lượng tập thể/dự thảo TƯLĐTT.
(2) Nội dung của thỏa ước lao động tập thể
Những nội dung có lợi hơn cho NLĐ so với quy định pháp luật.
(3) Ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể
- Tổ chức ký kết TƯLĐTT.
- Phổ biến TƯLĐTT tới NLĐ.
- Giám sát việc thực hiện TƯLĐTT.
- Đánh giá kết quả thực hiện TƯLĐTT hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung, ký lại, ký mới TƯLĐTT hoặc gửi TƯLĐTT theo quy định.
Bên cạnh đó, quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đối với Công đoàn tại Điều 22 Luật Công đoàn 2012 cụ thể:
- Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.
- Tạo điều kiện cho người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
- Phối hợp với công đoàn cùng cấp xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động.
- Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị.
- Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng, ký kết, thực hiện thoả ước lao động tập thể và quy chế dân chủ cơ sở.
- Lấy ý kiến của công đoàn cùng cấp trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động.
- Phối hợp với Công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động.
- Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn và đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ quy mô, tính chất của dự án đầu tư kinh doanh thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Thời gian nghỉ lễ có tính vào thời gian nghỉ dưỡng sức trong trường hợp sau sinh người lao động nữ tiếp tục nghỉ dưỡng sức không?
- Mẫu đơn đề nghị cấp chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?
- Tải toàn bộ phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng file word? Trình tự xác định suất vốn đầu tư xây dựng và nội dung các bước công việc?
- Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng được cấp mấy mã số chứng chỉ năng lực? Điều kiện chung về kinh nghiệm để được cấp chứng chỉ?