Cách tiến hành đo trực tiếp nhiệt độ của mẫu nước được quy định như thế nào? Báo cáo kết quả đo nhiệt độ của mẫu nước cần có những nội dung gì theo quy định?
Nguyên tắc của phương pháp xác định nhiệt độ của mẫu nước và dụng cụ để đo nhiệt độ của mẫu nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 3 và Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13088:2020 quy định như sau:
Nguyên tắc của phương pháp
Phương pháp này sử dụng nhiệt kế để đo trực tiếp nhiệt độ của mẫu nước.
4 Thiết bị, dụng cụ
4.1 Nhiệt kế thủy tinh, có bầu chất lỏng tiêu chuẩn.
4.2 Nhiệt kế điện tử, có đầu đọc analog hoặc kỹ thuật số.
4.3 Nhiệt kế đảo chiều (nhiệt điện hoặc nhiệt điện trở).
Theo đó, phương pháp xác định nhiệt độ của nước sử dụng nhiệt kế để đo trực tiếp nhiệt độ của mẫu nước.
Dụng cụ để đo gồm có:
- Nhiệt kế thủy tinh, có bầu chất lỏng tiêu chuẩn.
- Nhiệt kế điện tử, có đầu đọc analog hoặc kỹ thuật số.
- Nhiệt kế đảo chiều (nhiệt điện hoặc nhiệt điện trở).
Tiến hành đo trực tiếp nhiệt độ của mẫu nước (Hình từ Internet)
Cách tiến hành đo trực tiếp nhiệt độ của mẫu nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13088:2020 quy định về cách tiến hành như sau:
Cách tiến hành
6.1 Đo nhiệt độ của mẫu trong phòng thí nghiệm
Thông thường, nhiệt độ có thể được đo bằng nhiệt kế thủy tinh hoặc nhiệt kế điện tử. Thiết bị phải có khả năng phân biệt sự thay đổi nhiệt độ từ 0,1 °C và cân bằng nhanh chóng (có nhiệt dung tối thiểu).
Tránh sử dụng nhiệt kế chứa thủy ngân vì có khả năng thủy ngân giải phóng vào môi trường nếu nhiệt kế bị vỡ. Để tránh bị vỡ khi sử dụng tại hiện trường, cần sử dụng nhiệt kế có vỏ kim loại.
Kiểm tra định kỳ độ lệch của thiết bị (trong phạm vi nhiệt độ sử dụng) so với nhiệt kế tham chiếu đã được chứng nhận. Nhiệt kế được chứng nhận phải được sử dụng với chứng chỉ và biểu đồ hiệu chính.
Nhiệt kế ngâm hoàn toàn được thiết kế để có được nhiệt độ chính xác khi bầu cảm biến nhiệt và toàn bộ cột chất lỏng tiếp xúc với nhiệt độ được đo (ngoại trừ chiều dài nổi tối thiểu để xử lý). Nhiệt kế ngâm không hoàn toàn có một đường giới hạn bao quanh nhiệt kế và cách đáy nhiệt kế một khoảng, biểu thị chính xác khi bầu cảm biến nhiệt và cột chất lỏng ở vạch đó tiếp xúc với nhiệt độ cần xác định và thân nhiệt kế nổi lên ở nhiệt độ môi trường.
6.2 Đo nhiệt độ của mẫu ở độ sâu
Nhiệt độ ở độ sâu cần thiết cho các nghiên cứu về mặt địa lý có thể được đo bằng nhiệt kế đảo chiều, nhiệt điện hoặc nhiệt điện trở. Trước khi sử dụng tại hiện trường, kiểm tra hiệu chuẩn của thiết bị đo nhiệt độ theo quy định hiện hành. Đọc phép đo bằng nhiệt kế hoặc thiết bị ngâm trong nước đủ lâu để phép đo cân bằng hoàn toàn. Báo cáo kết quả chính xác đến 0,1 °C hoặc 1,0 °C, tùy theo nhu cầu.
CHÚ THÍCH: Nhiệt điện trở thuận tiện và chính xác nhất, tuy nhiên nhiệt điện trở có chi phí cao.
Nhiệt kế đảo chiều thường được sử dụng cho phép đo ở độ sâu, thường được gắn trên thiết bị lấy mẫu để có thể đồng thời lấy được mẫu nước.
Theo đó, để đo nhiệt độ của mẫu nước ta tiến hành đo nhiệt độ của mẫu nước trong phòng thí nghiệm và tiến hành đo nhiệt độ của mẫu nước ở độ sâu theo quy định cụ thể nêu trên.
Lưu ý: Nhiệt điện trở thuận tiện và chính xác nhất, tuy nhiên nhiệt điện trở có chi phí cao.
Nhiệt kế đảo chiều thường được sử dụng cho phép đo ở độ sâu, thường được gắn trên thiết bị lấy mẫu để có thể đồng thời lấy được mẫu nước.
Báo cáo kết quả đo nhiệt độ của mẫu nước cần có những nội dung gì theo quy định?
Căn cứ theo Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13088:2020 quy định báo cáo kết quả như sau:
Báo cáo kết quả
Báo cáo kết quả cần bao gồm các nội dung sau:
a) Phương pháp sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;
b) Mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
c) Tên của phòng thí nghiệm thực hiện;
d) Ngày và thời gian thử nghiệm;
e) Kết quả đo nhiệt độ;
f) Mọi chi tiết thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc được xem là tùy chọn cùng với các chi tiết bất thường mà có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Theo đó, báo cáo kết quả cần có các nội dung sau:
- Phương pháp sử dụng, viện dẫn tiêu chuẩn này;
- Mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử;
- Tên của phòng thí nghiệm thực hiện;
- Ngày và thời gian thử nghiệm;
- Kết quả đo nhiệt độ;
- Mọi chi tiết thao tác không được quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc được xem là tùy chọn cùng với các chi tiết bất thường mà có thể ảnh hưởng đến kết quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình? Tải mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của hộ gia đình ở đâu?
- Thời hạn nộp thuế môn bài 2025 khi nào? Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế môn bài được quy định như thế nào?
- Từ năm 2025, điều khiển xe gắn máy không bật đèn từ 18 giờ đến 6 giờ sáng có thể phạt đến 400.000 đồng? Lưu ý khi sử dụng đèn?
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?