Cách tiến hành và báo cáo thử nghiệm xác định hạt giống cây lương thực khác loài thực hiện như thế nào?
Phương pháp xác định hạt giống cây lương thực khác loài thực hiện trên nguyên tắc và bằng những thiết bị nào?
Hạt khác loài (Other seeds) là hạt của các loài cây trồng khác với loài đang được kiểm nghiệm (theo tiểu mục 2.7 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011)
Căn cứ theo tiểu mục 6.1 và tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 quy định về phương pháp xác định hạt khác loài như sau:
Phương pháp xác định hạt khác loài
6.1 Nguyên tắc
Phép thử được thực hiện bằng cách đếm và thể hiện bằng số lượng hạt khác loài được tìm thấy trong tổng số hạt hoặc khối lượng hạt được kiểm tra. Khi các hạt được tìm thấy không thể xác định chắc chắn đến mức độ loài thì cho phép chỉ báo cáo tên chi (genus).
6.2 Thiết bị, dụng cụ
– Sàng.
– Máy thổi hạt.
– Kính phóng đại.
– Đèn.
– Tiêu bản.
Theo đó, phép thử được thực hiện bằng cách đếm và thể hiện bằng số lượng hạt khác loài được tìm thấy trong tổng số hạt hoặc khối lượng hạt được kiểm tra. Khi các hạt được tìm thấy không thể xác định chắc chắn đến mức độ loài thì cho phép chỉ báo cáo tên chi (genus).
Thiết bị, dụng cụ khi xác định hạt giống cây lương thực khác loài gồm:
- Sàng.
- Máy thổi hạt.
- Kính phóng đại.
- Đèn.
- Tiêu bản.
Cách tiến hành và báo cáo thử nghiệm xác định hạt giống cây lương thực khác loài thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Cách tiến hành xác định hạt giống cây lương thực khác loài thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 quy định về phương pháp xác định hạt khác loài như sau:
Phương pháp xác định hạt khác loài
...
6.3 Cách tiến hành
6.3.1 Mẫu phân tích
Khối lượng của mẫu phân tích hoặc là một mẫu có khối lượng được ước tính để có ít nhất 24.000 hạt, hoặc không ít hơn khối lượng quy định tại Bảng A.1.
Nếu các loài được yêu cầu kiểm tra thuộc loại khó phân biệt thì chỉ cần kiểm tra ít nhất 1/5 khối lượng mẫu phân tích được quy định tại Bảng A.1.
6.3.2 Kiểm tra mẫu
Phép thử toàn bộ: mẫu phân tích được kiểm tra để tìm tất cả các hạt khác loài. Phép thử hạn chế: chỉ những loài được yêu cầu kiểm tra.
Nếu chỉ cần tìm một số loài cụ thể được yêu cầu, thì việc kiểm tra có thể dừng lại khi đã tìm thấy một hạt hoặc vài hạt của một loài hoặc tất cả những loài được yêu cầu (nghĩa là, phù hợp với yêu cầu kiểm tra).
Đếm số lượng hạt khác loài tìm thấy.
Như vậy, khi tiến hành xác định hạt giống cây lương thực khác loài, khối lượng của mẫu phân tích hoặc là một mẫu có khối lượng được ước tính để có ít nhất 24.000 hạt, hoặc không ít hơn khối lượng quy định tại Bảng A.1.
Nếu các loài được yêu cầu kiểm tra thuộc loại khó phân biệt thì chỉ cần kiểm tra ít nhất 1/5 khối lượng mẫu phân tích được quy định tại Bảng A.1.
Kiểm tra mẫu bằng phép thử toàn bộ: mẫu phân tích được kiểm tra để tìm tất cả các hạt khác loài. Phép thử hạn chế: chỉ những loài được yêu cầu kiểm tra.
Nếu chỉ cần tìm một số loài cụ thể được yêu cầu, thì việc kiểm tra có thể dừng lại khi đã tìm thấy một hạt hoặc vài hạt của một loài hoặc tất cả những loài được yêu cầu (nghĩa là, phù hợp với yêu cầu kiểm tra).
Đếm số lượng hạt khác loài tìm thấy.
Báo cáo thử nghiệm xác định hạt giống cây lương thực khác loài thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6.5 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8548:2011 quy định về phương pháp xác định hạt khác loài như sau:
Phương pháp xác định hạt khác loài
...
6.4 Tính và biểu thị kết quả
Kết quả được tính theo số lượng hạt của từng loài được yêu cầu kiểm tra hoặc tổng số hạt tìm thấy trong tổng số hạt kiểm tra thực tế. Ngoài ra, cũng có thể tính số lượng hạt trên một đơn vị khối lượng (ví dụ: 1 kg).
Nếu phép thử thứ hai hoặc nhiều phép thử hơn được tiến hành trên cùng một mẫu thì sau đó kết quả báo cáo là tổng số hạt tìm thấy trong tổng khối lượng hạt kiểm tra.
Sử dụng Bảng D.1 để quyết định xem sự sai khác của hai phép thử được thực hiện ở cùng một phòng kiểm nghiệm hoặc ở các phòng kiểm nghiệm khác nhau là có ý nghĩa hay không. Hai mẫu so sánh phải có khối lượng gần bằng nhau.
Sử dụng Bảng D.2 để so sánh kết quả xác định số lượng hạt khác loài của 2 mẫu gửi khác nhau được lấy từ cùng một lô giống và được phân tích ở cùng hoặc khác phòng kiểm nghiệm khi kết quả của phép thử thứ hai thấp hơn. Hai mẫu so sánh cũng phải có khối lượng gần bằng nhau.
6.5 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo khối lượng hạt kiểm tra thực tế, tên khoa học và số lượng hạt của từng loài tìm thấy trong khối lượng này. Kết quả cũng có thể được báo cáo là số hạt của từng loài hoặc tổng số các hạt khác loài trên 1 kg.
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ "phép thử toàn bộ", "phép thử hạn chế", "phép thử trên mẫu giảm" hoặc "phép thử hạn chế trên mẫu giảm".
Theo đó, Báo cáo thử nghiệm là báo cáo khối lượng hạt kiểm tra thực tế, tên khoa học và số lượng hạt của từng loài tìm thấy trong khối lượng này. Kết quả cũng có thể được báo cáo là số hạt của từng loài hoặc tổng số các hạt khác loài trên 1 kg.
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ "phép thử toàn bộ", "phép thử hạn chế", "phép thử trên mẫu giảm" hoặc "phép thử hạn chế trên mẫu giảm".
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?
- Luật Thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định những gì? Quy định về giá tính thuế giá trị gia tăng thế nào?