Cách tiếp nhận và xử lý thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển được thực hiện như thế nào?
Những nội dung thông tin chủ yếu nào được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển?
Theo khoản 1 Điều 8 Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử pháp điển ban hành kèm theo Quyết định 2264/QĐ-BTP năm 2015 quy định những nội dung thông tin chủ yếu sau đây được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển:
- Bộ pháp điển điện tử: Đăng tải nội dung Bộ pháp điển điện tử;
- Thông tin giới thiệu về công tác xây dựng Bộ pháp điển của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước ở Trung ương trong việc thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, kinh nghiệm thực hiện pháp điển của một số nước trên thế giới;
- Tin tức, sự kiện: các tin, bài về hoạt động, tình hình triển khai thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật tại các Bộ, ngành;
- Hệ thống văn bản về công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật;
- Nghiên cứu - Trao đổi: Đăng tải các bài viết mang tính chất nghiên cứu lý luận, có liên hệ thực tế và đề xuất các giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện thể chế và các phương thức triển khai thực hiện pháp điển, xây dựng Bộ pháp điển nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của Bộ pháp điển;
- Hướng dẫn nghiệp vụ: Đăng tải những nội dung về hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ thuật thực hiện pháp điển;
- Các dự thảo lấy ý kiến trong công tác pháp điển; đăng tải các dự thảo về công tác pháp điển;
- Hỏi và giải đáp vướng mắc: Đăng tải các câu hỏi, thắc mắc của cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước về triển khai thực hiện và về nghiệp vụ, kỹ thuật thực hiện pháp điển; thực hiện giải đáp.
- Liên kết Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật;
- Thông tin khác trong lĩnh vực pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật:
+ Thông tin về cộng tác viên trong công tác pháp điển;
+ Thông tin về tình hình thực hiện pháp điển đối với từng đề mục trong các chủ đề của Bộ pháp điển;
+ Thông tin về đơn vị, cá nhân đầu mối thực hiện pháp điển tại các Bộ, ngành.
Cách tiếp nhận và xử lý thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển được thực hiện như thế nào? (Hình từ internet)
Cách tiếp nhận và xử lý thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 10 Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử pháp điển ban hành kèm theo Quyết định 2264/QĐ-BTP năm 2015 quy định cách tiếp nhận và xử lý thông tin để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển được thực hiện như sau:
- Thông tin gửi để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển sẽ được chuyển đến các thành viên Ban Biên tập để biên tập, phê duyệt trước khi được đăng tải lên Cổng thông tin điện tử pháp điển theo quy định.
- Thông tin phản hồi gửi đến Bộ Tư pháp qua Cổng thông tin điện tử pháp điển được gửi đến các cơ quan, đơn vị có liên quan hoặc xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ trong trường hợp cần thiết.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông tin phản hồi, Ban Biên tập gửi thông báo đã tiếp nhận thông tin phản hồi đến bạn đọc.
- Thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm tiếp nhận thông tin phản hồi, tổ chức thu thập thông tin và cung cấp kết quả hoặc thông báo quá trình xử lý thông tin cho Ban Biên tập trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận thông tin.
- Câu hỏi gửi đến Mục Hỏi và giải đáp vướng mắc của Cổng thông tin điện tử pháp điển, Ban Biên tập tập hợp và định kỳ chuyển cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc xin ý kiến chỉ đạo, phân công của Lãnh đạo Bộ trong trường hợp cần thiết.
Tuỳ theo số lượng và tính chất câu hỏi, Ban Biên tập sẽ xác định cụ thể thời hạn trả lời khi gửi câu hỏi.
- Việc trao đổi thông tin giữa Ban Biên tập với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng hình thức thư điện tử.
Trong trường hợp cần thiết (trường hợp thông tin phản hồi/hỏi - giải đáp vướng mắc là vấn đề phức tạp hoặc liên quan đến lĩnh vực phụ trách của từ 02 đơn vị trở lên), việc lấy ý kiến của các đơn vị có thể được thực hiện theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ.
Trường hợp trả lời theo yêu cầu của Lãnh đạo Bộ, đơn vị chủ trì có trách nhiệm gửi thông tin trả lời bằng thư điện tử về Ban Biên tập.
- Ban Biên tập có trách nhiệm trả lời bạn đọc bằng cách gửi thư điện tử hoặc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển (Mục Hỏi và giải đáp vướng mắc).
Các loại thông tin nào sẽ bị từ chối đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển?
Theo khoản 7 Điều 10 Quy chế hoạt động của Cổng thông tin điện tử pháp điển ban hành kèm theo Quyết định 2264/QĐ-BTP năm 2015 quy định các loại thông tin sau đây sẽ bị từ chối đăng tải bao gồm:
Tiếp nhận và xử lý thông tin
...
7. Các loại thông tin sau đây sẽ bị từ chối đăng tải:
a) Thông tin có nội dung không phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Thông tin có nội dung thuộc bí mật nhà nước; thông tin đã được cấp có thẩm quyền quyết định chưa phổ biến công khai hoặc chỉ phổ biến trong phạm vi hẹp;
c) Thông tin không đúng sự thật;
d) Thông tin không bảo đảm chất lượng;
đ) Các thông tin khác theo quy định của pháp luật không được đăng lên Cổng thông tin điện tử pháp điển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?