Cách tính giá dịch vụ thoát nước đối với khu công nghiệp thế nào? Định giá và xác định tổng chi phí thực hiện dịch vụ ra sao?
Định giá dịch vụ thoát nước cho khu công nghiệp theo các nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 13/2018/TT-BXD quy định về nguyên tắc định giá dịch vụ thoát nước như sau:
Nguyên tắc định giá dịch vụ thoát nước
1. Việc định giá dịch vụ thoát nước phải phù hợp với quy trình kỹ thuật, công nghệ xử lý; tiêu chuẩn, quy chuẩn; định mức kinh tế kỹ thuật về thoát nước và xử lý nước thải do cơ quan có thẩm quyền công bố hoặc ban hành; phù hợp với chất lượng dịch vụ và chế độ, chính sách của Nhà nước.
2. Giá dịch vụ thoát nước được tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý, hợp lệ của quá trình đầu tư và khai thác, vận hành của hệ thống thoát nước; phù hợp với điều kiện thực tế tổ chức dịch vụ, điều kiện hạ tầng kỹ thuật tại địa phương.
3. Giá dịch vụ thoát nước có thể được xác định riêng cho từng loại dịch vụ thoát nước (dịch vụ duy trì hệ thống thoát nước; dịch vụ xử lý nước thải) hoặc cho toàn bộ dịch vụ thoát nước tùy theo nhu cầu sử dụng dịch vụ thoát nước và điều kiện tổ chức thực hiện dịch vụ thoát nước.
4. Giá dịch vụ thoát nước (bao gồm cả dịch vụ duy trì hệ thống thoát nước và dịch vụ xử lý nước thải) được xác định thống nhất trên đơn vị là m3 nước thải, phù hợp với đặc điểm đấu nối của hệ thống thoát nước.
Cách tính giá dịch vụ thoát nước đối với khu công nghiệp thế nào? (Hình từ Internet)
Định giá dịch vụ thoát nước đối với khu công nghiệp thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 13/2018/TT-BXD hướng dẫn định giá dịch vụ thoát nước như sau:
* Giá thành của dịch vụ thoát nước trên 01 m3 nước thải được xác định theo công thức như sau:
Trong đó:
- ZTB: là giá thành của dịch vụ thoát nước trên 01 m3 nước thải bình quân (đơn vị tính: đồng/m3);
- CT: là tổng chi phí dịch vụ thoát nước được xác định theo Điều 4 Thông tư 13/2018/TT-BXD;
- SLT: là tổng khối lượng nước thải được thu gom, xử lý của hệ thống thoát nước (đơn vị tính: m3).
Đối với hệ thống thoát nước chung: tổng lượng nước thải được xử lý của hệ thống thoát nước bao gồm nước thải từ các hộ thoát nước và các loại nước khác xả vào hệ thống thoát nước.
Trong đó khối lượng nước thải của các hộ thoát nước được xác định theo Điều 39 Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải; trường hợp các hộ thoát nước sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung nếu lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải thì lượng nước thải sẽ được tính theo đồng hồ đo lưu lượng nước thải. Khuyến khích các hộ thoát nước (trừ nước thải sinh hoạt hộ gia đình) lắp đồng hồ đo lưu lượng nước thải.
Khối lượng các loại nước khác (nước mưa, nước thải khác...) được tính toán, xác định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định hiện hành. Trong đó, khối lượng nước mưa trong hệ thống thoát nước chung được xác định dựa trên các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định hiện hành về mức thẩm thấu và lưu lượng mưa bình quân để tính toán.
* Giá dịch vụ thoát nước được xác định theo công thức sau:
GDVTN = {ZTB + (ZTB x P)} (2)
Trong đó:
GDVTN : là giá dịch vụ thoát nước;
ZTB: là giá thành của dịch vụ thoát nước trên 01 m3 nước thải bình quân;
P: là tỷ lệ lợi nhuận định mức và không vượt quá 5% trên giá thành của dịch vụ thoát nước;
Lưu ý: Giá dịch vụ thoát nước xác định theo công thức trên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
* Giá dịch vụ xử lý nước thải do hộ thoát nước (trừ nước thải hộ gia đình) trả cho đơn vị thoát nước được xác định tại công thức (2) nhân thêm hệ số K.
Hệ số K là hệ số điều chỉnh phụ thuộc hàm lượng chất gây ô nhiễm, được xác định theo hàm lượng chất gây ô nhiễm trong nước thải (không phải là nước thải sinh hoạt) và dựa trên chỉ tiêu COD (mg/l) trung bình trong nước thải đo tại nguồn thải ra hệ thống thoát nước của từng hộ thoát nước. Hàm lượng COD được xác định căn cứ theo kết quả phân tích của phòng thí nghiệm hợp chuẩn. Hệ số K được xác định như sau:
Tính tổng chi phí thực hiện dịch vụ thoát nước đối với khu công nghiệp thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 13/2018/TT-BXD quy định về phương pháp xác định tổng chi phí thực hiện dịch vụ thoát nước, theo đó tổng chi phí thực tế hợp lý, hợp lệ thực hiện dịch vụ thoát nước bao gồm:
Nội dung từng khoản chi phí được xác định theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 13/2018/TT-BXD.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?