Cách tính phụ cấp đặc thù đối với Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng thế nào?
Cách tính phụ cấp đặc thù đối với Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng thế nào?
Theo tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 139/2007/TTLT-BQP-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 72/2007/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong quân đội quy định như sau:
II. MỨC PHỤ CẤP.
1. Mức 15%: áp dụng đối với Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán thuộc Tòa án quân sự các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên thuộc Viện Kiểm sát quân sự các cấp; Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên thuộc Thanh tra quốc phòng; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát quân sự Trung ương; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, Điều tra viên thuộc cơ quan Điều tra hình sự, cơ quan an ninh điều tra các cấp; Chấp hành viên thi hành án quân khu, quân chủng Hải quân.
2. Mức 10%: áp dụng đối với Kiểm tra viên thuộc Viện Kiểm sát quân sự các cấp; trợ lý thi hành án hình sự, Thẩm tra viên và Thư ký toà án thuộc Toà án quân sự các cấp; Thẩm tra viên thi hành án dân sự thuộc cơ quan Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng.
3. Mức phụ cấp đặc thù quy định tại khoản 1 và 2 mục này, được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Ví dụ: Đồng chí A là Điều tra viên, cấp bậc: Thượng tá, Chức vụ: Phó trưởng phòng Điều tra an ninh (hệ số phụ cấp chức vụ: 0,8).
Cách tính phụ cấp đặc thù hàng tháng của đồng chí A như sau:
{(7,3 + 0,8) x 450.000 đồng/tháng } x 15% = 546.750 đồng/tháng.
Theo quy định hiện nay thì mức phụ cấp đặc thù của Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng là 15%.
Mức phụ cấp đặc thù của Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng được tính trên mức lương cấp hàm, ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Mức phụ cấp đặc thù của Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng được tính trả khi nào?
Theo Mục III Thông tư liên tịch 139/2007/TTLT-BQP-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định 72/2007/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong quân đội quy định như sau:
III. CÁCH TÍNH TRẢ.
...
2. Phụ cấp đặc thù đối với một số chức danh tư pháp và thanh tra trong quân đội không được tính để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
3. Mức phụ cấp đặc thù quy định tại Thông tư này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng; đối tượng thuộc đơn vị nào do đơn vị đó chi trả và hạch toán vào mục 102, tiểu mục 08, ngành tương ứng trong mục lục ngân sách Nhà nước áp dụng trong quân đội.
Theo quy định mức phụ cấp đặc thù của Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.
Lưu ý: Phụ cấp đặc thù của Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng không được tính để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Cách tính phụ cấp đặc thù đối với Điều tra viên thuộc Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Theo Điều 23 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng
1. Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2. Tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra của Quân đội nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
3. Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong hoạt động Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương; hướng dẫn Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra theo thẩm quyền.
4. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?