Cách tính tiền chi trả thù lao cho các đối tượng được hưởng thù lao trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ được quy định thế nào?
- Những đối tượng nào được chi trả thù lao trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ?
- Mức chi trả thù lao cho các đối tượng được hưởng thù lao trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ do ai quyết định?
- Cách tính tiền chi trả thù lao cho các đối tượng được hưởng thù lao trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ được quy định thế nào?
Những đối tượng nào được chi trả thù lao trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ?
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Quy chế chi trả nhuận bút, thù lao phục vụ hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 731/QĐ-TTCP năm 2015 quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng hưởng nhuận bút là tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm khi tác phẩm được đăng trên Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ nhằm bảo đảm quyền lợi và khuyến khích tác giả sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao.
2. Đối tượng hưởng thù lao là người cung cấp các tác phẩm sưu tầm; cán bộ kiêm nhiệm thuộc Ban biên tập thực hiện các công việc biên tập tin, bài cho hoạt động của Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ.
Như vậy, theo quy định, những đối tượng được chỉ trả thù lao trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ bao gồm:
(1) Người cung cấp các tác phẩm sưu tầm;
(2) Cán bộ kiêm nhiệm thuộc Ban biên tập thực hiện các công việc biên tập tin, bài cho hoạt động của Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ.
Những đối tượng nào được chi trả thù lao trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ? (Hình từ Internet)
Mức chi trả thù lao cho các đối tượng được hưởng thù lao trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ do ai quyết định?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Quy chế chi trả nhuận bút, thù lao phục vụ hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 731/QĐ-TTCP năm 2015 quy định về nguyên tắc chi trả như sau:
Nguyên tắc chi trả
1. Chỉ những tác phẩm được duyệt và cho đăng tải lên Cổng thông tin điện tử mới được hưởng nhuận bút và thù lao.
2. Nhuận bút, thù lao chi trả cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm, người cung cấp tác phẩm sưu tầm căn cứ vào thể loại, chất lượng và dung lượng của tác phẩm.
3. Tác giả là phóng viên Cổng TTĐT, cán bộ đầu mối của các vụ, cục, đơn vị sáng tác hoặc sưu tầm, cung cấp tác phẩm ngoài nhiệm vụ được giao thì được hưởng 100% nhuận bút hoặc thù lao tương ứng.
4. Mức chi trả nhuận bút, thù lao căn cứ vào quỹ nhuận bút của đơn vị do Ban biên tập quyết định theo khung quy định của pháp luật.
Như vậy, thù lao chi trả cho các đối tượng được hưởng thù lao trên Cổng thông tin điện tử được căn cứ vào thể loại, chất lượng và dung lượng của tác phẩm.
Theo quy định thì mức chi trả thù lao cho các đối tượng được hưởng thù lao trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ do Ban biên tập Cổng thông tin điện tử quyết định theo khung quy định của pháp luật.
Cách tính tiền chi trả thù lao cho các đối tượng được hưởng thù lao trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế chi trả nhuận bút, thù lao phục vụ hoạt động thường xuyên của Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 731/QĐ-TTCP năm 2015 quy định về cách tính nhuận bút, thù lao đối với mỗi tác phẩm như sau:
Cách tính nhuận bút, thù lao đối với mỗi tác phẩm
...
2. Thù lao trả cho những người cung cấp các tác phẩm sưu tầm và thực hiện các công việc liên quan đến tác phẩm theo quy định tại Quy chế này:
Thù lao = Mức hệ số nhuận bút x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút
Trong đó:
Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương tối thiểu.
Hệ số nhuận bút = Số lượng độ dài tin bài x hệ số giá trị tin bài
...
Như vậy, theo quy định, cách tính tiền chi trả thù lao cho các đối tượng được hưởng thù lao trên Cổng thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ được quy định như sau:
Thù lao = Mức hệ số nhuận bút x Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút
Trong đó:
Giá trị một đơn vị hệ số nhuận bút bằng 10% mức tiền lương tối thiểu.
Hệ số nhuận bút = Số lượng độ dài tin bài x hệ số giá trị tin bài
Tùy theo thể loại tác phẩm, Trưởng Ban biên tập Cổng thông tin điện tử quyết định mức hệ số giá trị tin bài của tác phẩm không vượt quá Hệ số giá trị tin bài trong bảng dưới đây:
- Đối với thể loại tác phẩm là phỏng vấn thì áp dụng khung nhuận bút như quy định trên đây.
Tỷ lệ nhuận bút chi trả cho người phỏng vấn và người trả lời phỏng vấn theo thỏa thuận giữa hai bên.
Trường hợp người trả lời phỏng vấn không đưa ra yêu cầu về tỷ lệ nhuận bút giữa người trả lời và người phỏng vấn thì Trưởng ban biên tập quyết định tỷ lệ nhuận bút cho người trả lời phỏng vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?