Cách tra cứu quá trình đóng BHXH tự nguyện trên ứng dụng VssID mới nhất cho người lao động như thế nào?
Cách tra cứu quá trình đóng BHXH tự nguyện trên ứng dụng VssID mới nhất cho người lao động như thế nào?
VssID – Bảo hiểm xã hội số (VssID) được định nghĩa cụ thể theo hướng dẫn tại Công văn 3717/BHXH-CNTT năm 2020 như sau:
VssID – Bảo hiểm xã hội số (VssID) là ứng dụng trên nền tảng thiết bị di động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đã được cung cấp trên Google Play cho thiết bị sử dụng hệ điều hành Android và AppStore cho thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS của Apple để thiết lập kênh giao tiếp và tạo điều kiện cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) tiếp cận thông tin, thực hiện các dịch vụ công một cách tiện lợi, dễ dàng, nhanh chóng nhất, từng bước thực hiện việc thay thế Sổ BHXH, Thẻ BHYT giấy như hiện nay.
Theo đó, người tham gia BHXH có thể tra cứu quá trình đóng BHXH tự nguyện trên ứng dụng VssID theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VssID
Người tham gia BHXH mở ứng dụng VssID (được cài đặt từ CHplay hoặc Appstore), thực hiện đăng nhập vào hệ thống bằng cách gõ tên đăng nhập (đồng thời là mã BHXH) và mật khẩu.
Bước 2: Nhấn chọn "Quá trình tham gia"
Tại trang chủ “Quản lý cá nhân”, nhấn chọn “Quá trình tham gia” của mình và nhận kết quả ngay sau đó.
Bước 3: Kiểm tra thông tin quá trình đóng BHXH tự nguyện
Sau khi nhấn "Quá trình tham gia", hệ thống ứng dụng VssID sẽ chuyển đến trang thông tin về quá trình tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN, BHYT và C14-TS.
Để xem quá trình đóng BHXH tự nguyện, nhấn chọn ô "BHXH".
Trong đó, bao gồm các thông tin: Tổng thời gian tham gia BHXH, Tổng thời gian chậm đóng, Đơn vị sử dụng lao động, Nghề nghiệp/Chức vụ.
Để xem chi tiết, nhấn vào ô có biểu tượng con mắt. Hệ thống sẽ hiển thị chi tiết thông tin đơn vị sử dụng lao động, tiền lương đóng BHXH và mức lương của người tham gia BHXH.
Lưu ý:
+ Cách tra cứu quá trình đóng BHXH qua ứng dụng VssID chỉ áp dụng đối với người lao động đã đăng ký và được cấp tài khoản giao dịch điện tử với cơ quan BHXH.
+ Ứng dụng VssID chỉ cho phép đăng nhập một tài khoản trên một thiết bị ở cùng một thời điểm. Khi đăng nhập tài khoản vào thiết bị thứ hai, ứng dụng sẽ có cảnh báo, nếu người dùng lựa chọn tiếp tục đăng nhập ở thiết bị thứ hai, ứng dụng sẽ yêu cầu nhập mã OTP được gửi đến số điện thoại của người dùng đã đăng ký trước đó, đồng thời tài khoản này sẽ bị thoát khỏi ứng dụng trên thiết bị thứ nhất.
Cách tra cứu quá trình đóng BHXH tự nguyện trên ứng dụng VssID mới nhất cho người lao động như thế nào? (Hình từ Internet)
Người tham gia BHXH tự nguyện gồm những ai?
Người tham gia BHXH tự nguyện được quy định tại Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2018; người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi;
b) Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
c) Người lao động giúp việc gia đình;
d) Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
đ) Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
e) Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
g) Người lao động đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
h) Người tham gia khác.
Các đối tượng quy định trên sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Như vậy, người tham gia BHXH tự nguyện bao gồm các đối tượng được xác định theo quy định nêu trên.
Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn các phương thức nào để đóng bảo hiểm?
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định, người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, cụ thể:
- Đóng hằng tháng;
- Đóng 03 tháng một lần;
- Đóng 06 tháng một lần;
- Đóng 12 tháng một lần;
- Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;
Lưu ý: Riêng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ Điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng), ngoài lựa chọn một trong các phương thức đóng quy định tại Khoản 1 Điều này còn được lựa chọn phương thức đóng một lần cho đủ 20 năm đóng để hưởng lương hưu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?
- Ngày 7 tháng 12 là ngày gì? Ngày 7 tháng 12 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 7 tháng 12 có sự kiện gì trên thế giới?
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?