Cách trình bày đề mục, tiểu đề mục trên sách giáo khoa theo tiêu chuẩn quốc gia? Giấy in phải phù hợp với yêu cầu gì?
Cách trình bày đề mục, tiểu đề mục trên sách giáo khoa theo tiêu chuẩn quốc gia?
Theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13909:2024 về Sách giáo khoa - Yêu cầu và phương pháp thử giải thích thì sách giáo khoa được hiểu là xuất bản phẩm gồm nhiều trang giấy được đóng lại thành tập, cụ thể hóa các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông; được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cho phép sử dụng làm tài liệu dạy học chính thức trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Cách trình bày đề mục, tiểu đề mục trên sách giáo khoa được hướng dẫn tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13909:2024 về Sách giáo khoa - Yêu cầu và phương pháp thử, cụ thể như sau:
(1) Dùng nhiều phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ khác nhau cho những sách có nhiều cấp độ đề mục và tiểu đề mục;
(2) Tên các đề mục, tiểu đề mục dùng kiểu chữ, cỡ chữ khác với chữ in nội dung chính;
(3) Kiểu chữ, cỡ chữ to, nhỏ tùy theo cấp độ các đề mục, tiểu đề mục. Với các cấp độ tương đương thì phải dùng kiểu chữ, cỡ chữ thống nhất;
(4) Cỡ chữ đối với phần nội dung chính không nhỏ hơn 10 pt và không lớn hơn 14 pt (đối với sách giáo khoa cấp tiểu học, cỡ chữ đối với phần nội dung chính không lớn hơn 16 pt);
(5) Khoảng cách dòng trong trang chữ phần nội dung chính không lớn hơn “1.5 lines’’ và không nhỏ hơn “Single” (theo hệ đo lường mặc định của máy tính) tùy theo nội dung, đối tượng sử dụng của cuốn sách giáo khoa.
Lưu ý: Khi minh họa, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, tranh, ảnh trên sách giáo khoa:
- Cách trình bày minh họa, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, tranh, ảnh: biểu đồ, sơ đồ, bản đồ tranh, ảnh có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào trong trang chữ, nhưng phải được chú thích với nội dung phù hợp.
Nếu minh họa, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, tranh, ảnh nằm ngang thì đầu của minh họa, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, tranh, ảnh phải hướng về bên trái, dòng chú thích đặt ở chân hình ảnh minh họa, đầu chữ hướng về phía minh họa.
- Vị trí đặt biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, tranh, ảnh phải phù hợp với nội dung của từng phần, chương, mục...của sách hoặc tập trung thành từng cụm.
Cách trình bày đề mục, tiểu đề mục trên sách giáo khoa theo tiêu chuẩn quốc gia? (Hình từ Internet)
Giấy in sách giáo khoa phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật gì?
Theo quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13909:2024 về Sách giáo khoa - Yêu cầu và phương pháp thử thì giấy in sách giáo khoa phải phù hợp với các yêu cầu về kỹ thuật nêu tại Bảng 1 dưới đây:
Lưu ý:
- Yêu cầu về khổ sách giáo khoa được quy định từ khổ 17 cm x 24 cm đến khổ 20,5 cm x 29,7 cm.
- Kỹ thuật in:
+ Trang in mặt trước và trang in mặt sau phải chồng khít lên nhau (sai lệch cho phép không lớn hơn 1 mm).
+ Các chi tiết in phải rõ nét, không hằn mặt sau, sạch sẽ, đều mực, ảnh tram lên hết tầng thứ, hạt tram đanh gọn, không bị bẩn,ở những vị trí không in.
+ In chồng màu chính xác; mầu mực đồng đều ở tất cả các trang trong một cuốn sách.
Trang cuối sách giáo khoa phải bao gồm những thông tin nào?
Căn cứ tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13909:2024 về Sách giáo khoa - Yêu cầu và phương pháp thử, quy định như sau:
Yêu cầu
4.1 Trình bày nội dung
...
4.1.4 Ruột sách
...
4.1.4.6 Trang tài liệu tham khảo (nếu có)
Trang tài liệu tham khảo được trình bày theo thứ tự sau:
a) Tên tác giả;
b) Tên tài liệu tham khảo;
c) Tên nhà xuất bản;
d) Nơi xuất bản;
e) Năm xuất bản.
4.1.4.7 Trang cuối sách
Trang cuối sách bao gồm các thông tin sau:
a) Họ tên người chịu trách nhiệm xuất bản, họ tên người chịu trách nhiệm nội dung, họ tên người biên tập nội dung, họ tên người biên tập kỹ - mỹ thuật, họ tên người trình bày, họ tên người vẽ bìa, minh họa, họ tên người sửa bản in;
b) Số lượng in, khổ sách, nơi in;
c) Số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản hoặc giấy phép xuất bản;
d) Mã số ISBN;
e) Thời gian nộp lưu chiểu;
f) Thông tin về bản quyền theo quy định.
4.1.4.8 Trang mục lục
Trang mục lục có thể để ở đầu sách hoặc để trước trang cuối sách.
...
Như vậy, theo quy định này thì trang cuối sách giáo khoa phải bao gồm các thông tin sau đây:
(1) Họ tên người chịu trách nhiệm xuất bản, họ tên người chịu trách nhiệm nội dung, họ tên người biên tập nội dung, họ tên người biên tập kỹ - mỹ thuật, họ tên người trình bày, họ tên người vẽ bìa, minh họa, họ tên người sửa bản in;
(2) Số lượng in, khổ sách, nơi in;
(3) Số xác nhận đăng ký xuất bản, số quyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản hoặc giấy phép xuất bản;
(4) Mã số ISBN;
(5) Thời gian nộp lưu chiểu;
(6) Thông tin về bản quyền theo quy định.
Lưu ý: Sách giáo khoa không được có lỗi làm sai lệch nội dung. Lỗi không làm sai lệch nội dung phải được đính chính kèm theo sách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?