Cách xếp lương đối với hộ sinh trình độ cao đẳng như thế nào? Mức lương cụ thể của hộ sinh là bao nhiêu?
Cách xếp lương đối với hộ sinh trình độ cao đẳng như thế nào?
Cách xếp lương của chức danh nghề nghiệp hộ sinh trình độ cao đẳng được áp dụng tại Bảng 3 Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm d khoản 3 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP).
Cụ thể, chức danh nghề nghiệp hộ sinh trình độ cao đẳng được áp dụng hệ số lương viên chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
Mức lương cụ thể của hộ sinh trình độ cao đẳng là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP).
Tuy nhiên, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023 theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Theo đó, mức lương cụ thể của chức danh nghề nghiệp hộ sinh trình độ cao đẳng được xác định như sau:
Hệ số lương | Viên chức loại A0 | Mức lương đến 31/6/2023 | Mức lương từ 01/7/2023 |
Bậc 1 | 2,10 | 3.129.000 | 3.780.000 |
Bậc 2 | 2,41 | 3.590.900 | 4.338.000 |
Bậc 3 | 2,72 | 4.052.800 | 4.896.000 |
Bậc 4 | 3,03 | 4.514.700 | 5.454.000 |
Bậc 5 | 3,34 | 4.976.600 | 6.012.000 |
Bậc 6 | 3,65 | 5.438.500 | 6.570.000 |
Bậc 7 | 3,96 | 5.900.400 | 7.128.000 |
Bậc 8 | 4,27 | 6.362.300 | 7.686.000 |
Bậc 9 | 4,58 | 6.824.200 | 8.244.000 |
Bậc 10 | 4,89 | 7.286.100 | 8.802.000 |
Cách xếp lương đối với hộ sinh trình độ cao đẳng như thế nào? Mức lương cụ thể của hộ sinh là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hộ sinh trình độ cao đẳng là ngành nghề gì?
Theo tiểu mục 1 Mục A Phần 9 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe và dịch vụ xã hội ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Hộ sinh trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, thực hiện đỡ đẻ an toàn; tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi; khám một số tình trạng bệnh lý phụ khoa thông thường; tư vấn và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; tư vấn và thực hiện phá thai an toàn với tuổi thai dưới 7 tuần; chăm sóc sức khỏe trẻ em; tiêm chủng mở rộng…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Công việc của nghề hộ sinh được thực hiện chủ yếu ở các bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi; khoa Sản các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện; trung tâm y tế tuyến huyên; các trạm y tế xã, phường và cộng đồng. Cường độ làm việc của người hộ sinh tương đối cao, đòi hỏi sự tập trung và tinh thần trách nhiệm cao để đạt được sự hài lòng của người bệnh. Để đảm bảo công việc của nghề hộ sinh được tốt thì cần có môi trường làm việc đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ bảo hộ lao động, trang thiết bị y tế và các nội quy, quy định nơi làm việc của hộ sinh.
Để hành nghề, người hộ sinh cần có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ về chuyên môn nghề đáp ứng với vị trí việc làm. Ngoài ra, người hộ sinh phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Như vậy, hộ sinh trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai, thực hiện đỡ đẻ an toàn; tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở mọi lứa tuổi; khám một số tình trạng bệnh lý phụ khoa thông thường;
Đồng thời, tư vấn và cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; tư vấn và thực hiện phá thai an toàn với tuổi thai dưới 7 tuần; chăm sóc sức khỏe trẻ em; tiêm chủng mở rộng…, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Công việc của nghề hộ sinh được thực hiện chủ yếu ở các bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi; khoa Sản các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến huyện; trung tâm y tế tuyến huyên; các trạm y tế xã, phường và cộng đồng.
Cường độ làm việc của người hộ sinh tương đối cao, đòi hỏi sự tập trung và tinh thần trách nhiệm cao để đạt được sự hài lòng của người bệnh.
Để đảm bảo công việc của nghề hộ sinh được tốt thì cần có môi trường làm việc đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ bảo hộ lao động, trang thiết bị y tế và các nội quy, quy định nơi làm việc của hộ sinh.
Để hành nghề, người hộ sinh cần có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và thái độ về chuyên môn nghề đáp ứng với vị trí việc làm.
Ngoài ra, người hộ sinh phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?