Cải bẹ xanh hạng II mà bị héo nhẹ thỉ có đáp ứng được điều kiện hay không? Cải bẹ xanh hạng II thì có yêu cầu là cùng xuất xứ cùng kích cỡ hay không?
Cải bẹ xanh hạng II mà bị héo nhẹ thỉ có đáp ứng được điều kiện hay không?
Căn cứ theo quy định tại tiết 2.2.2 tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12989:2020 quy định về cải bẹ xanh như sau:
Yêu cầu về chất lượng
2.1 Yêu cầu tối thiểu
Trong tất cả các hạng, tùy theo yêu cầu cụ thể cho từng hạng và dung sai cho phép, cải bẹ xanh phải:
- nguyên vẹn;
- tươi;
- không bị hư hỏng;
- cắt tỉa tốt;
- non;
- đặc trưng của giống;
- lành lặn, không bị dập nát hoặc hư hỏng đến mức không phù hợp cho sử dụng;
- sạch, hầu như không có bất kỳ tạp chất lạ nào nhìn thấy được bằng mắt thường;
- hầu như không chứa sinh vật gây hại và làm hư hỏng ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của sản phẩm;
- không bị hư hỏng cơ học và/hoặc sinh lý do nhiệt độ thấp và/hoặc nhiệt độ cao;
- không bị ẩm bất thường, trừ khi bị ngưng tụ nước do vừa đưa ra khỏi môi trường bảo quản lạnh;
- hầu như không có bất kỳ mùi và/hoặc vị lạ nào;
2.1.1 Cải bẹ xanh phải được thu hoạch và đạt độ phát triển thích hợp, phù hợp với tiêu chí của giống và vùng trồng.
Độ phát triển và tình trạng của cải bẹ xanh phải:
- chịu được vận chuyển và bốc dỡ;
- đến nơi tiêu thụ với trạng thái tốt.
2.2 Phân hạng
Cải bẹ xanh được phân thành hai hạng như sau:
2.2.1 Hạng I
Cải bẹ xanh thuộc hạng này phải có chất lượng tốt, đặc trưng cho giống và/hoặc loại thương mại.
Cải bẹ xanh thuộc hạng này không được còn búi rễ.
Cho phép có khuyết tật nhẹ với điều kiện không ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài, chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày sản phẩm trong bao bì:
- lá bị hư hỏng nhẹ như bị rách, bị rỗ;
- khuyết tật nhẹ về màu sắc.
2.2.2 Hạng II
Cải bẹ xanh thuộc hạng này không đáp ứng được các yêu cầu chất lượng trong hạng I, nhưng đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu quy định trong 2.1.
Cho phép có các khuyết tật sau với điều kiện cải bẹ xanh vẫn giữ được các đặc tính cơ bản về chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm:
- lá bị hư hỏng như bị rách, bị rỗ, thâm;
- khuyết tật nhẹ về màu sắc;
- bị héo nhẹ;
- có thể còn sót búi rễ nhỏ;
- gân lá mỏng.
Theo đó, yêu cầu về cải bẹ xanh hạng II thì vẫn cho phép có các khuyết tật sau với điều kiện cải bẹ xanh vẫn giữ được các đặc tính cơ bản về chất lượng, sự duy trì chất lượng và cách trình bày của sản phẩm trong đó có việc bị héo nhẹ.
Như vậy, vẫn cho phép cải bẹ xanh hạng II bị héo nhẹ vẫn đảm bảo được yêu cầu về chất lượng.
Cải bẹ xanh (Hình từ Internet)
Cải bẹ xanh hạng II thì có yêu cầu là cùng xuất xứ cùng kích cỡ hay không?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12989:2020 quy định về cải bẹ xanh như sau:
Yêu cầu về cách trình bày sản phẩm
5.1 Độ đồng đều
Lượng cải bẹ xanh chứa trong mỗi bao gói (hoặc lô sản phẩm để rời) phải đồng đều và có cùng xuất xứ, chất lượng và kích cỡ. Phần quan sát được của sản phẩm có trong bao gói (hoặc trong lô sản phẩm để rời) phải đại diện cho toàn bộ bao gói.
5.2 Bao gói
Cải bẹ xanh phải được bao gói và sắp xếp thích hợp để bảo vệ sản phẩm. Vật liệu được sử dụng bên trong bao gói phải sạch và có chất lượng tốt để tránh được mọi nguy cơ hư hại bên trong hoặc bên ngoài sản phẩm. Cho phép sử dụng vật liệu giấy hoặc tem dùng làm nhãn liên quan đến các yêu cầu thương mại với điều kiện việc in nhãn hoặc dán nhãn phải sử dụng mực in hoặc keo dán không độc.
Cải bẹ xanh cần được đóng gói trong mỗi bao bì phù hợp với TCVN 9770 (CAC/RCP 44-1995) Quy phạm thực hành bao gói và vận chuyển rau, quả tươi.
5.2.1 Quy định về bao bì
Bao bì phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh, thông thoáng và bền, thích hợp cho việc bốc dỡ, vận chuyển và bảo quản cải bẹ xanh. Bao bì (hoặc lô sản phẩm để rời) không được có tạp chất và mùi lạ.
Như vậy, theo quy định trên thì lượng cải bẹ xanh chứa trong mỗi bao gói (hoặc lô sản phẩm để rời) phải đồng đều và có cùng xuất xứ, chất lượng và kích cỡ.
Cải bẹ xanh hạng II có cần có con dấu nhận biết hay không?
Căn cứ theo quy định tại tiết 6.2.5 tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12989:2020 quy định về cải bẹ xanh như sau:
Dán nhãn hoặc ghi nhãn
6.1 Bao gói bán lẻ
Ngoài các yêu cầu của TCVN 7087 (CODEX STAN 1-1985) Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn, cần áp dụng các yêu cầu cụ thể như sau:
6.1.1 Tên sản phẩm
Mỗi bao gói phải được dán nhãn ghi rõ tên của sản phẩm và có thể ghi tên giống và/hoặc loại thương mại trên nhãn.
6.2 Bao gói sản phẩm không dùng để bán lẻ
Thông tin trên mỗi bao gói sản phẩm gồm các từ/cụm từ được ghi tập trung, dễ đọc, không tẩy xóa được1) và có thể nhìn thấy từ bên ngoài hoặc phải được thể hiện trong tài liệu kèm theo lô hàng. Đối với sản phẩm được vận chuyển dạng rời, các thông tin này phải được ghi rõ trong tài liệu kèm theo lô hàng.
6.2.1 Dấu hiệu nhận biết
Tên và địa chỉ nhà xuất khẩu, nhà đóng gói và/hoặc người gửi hàng. Mã nhận biết (nếu có).
6.2.2 Tên sản phẩm
Tên của sản phẩm nếu sản phẩm không thể nhìn thấy được từ phía bên ngoài. Tên của giống và/hoặc loại thương mại.
6.2.3 Nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
Nước xuất xứ và vùng trồng (tùy chọn) hoặc tên quốc gia, khu vực hoặc địa phương.
6.2.4 Nhận biết về thương mại
- tên sản phẩm;
- tên giống (tùy chọn);
- hạng sản phẩm;
- số lượng (tùy chọn);
- khối lượng tịnh (tùy chọn).
6.2.5 Dấu kiểm tra (tùy chọn).
Như vậy, theo quy định trên thì Cải bẹ xanh hạng II không bắt buộc phải có con dấu kiểm tra vì đây là điều kiện tùy chọn chứ không bắt buộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được từ chối kết quả trúng đấu giá không? Nếu được từ chối kết quả trúng đấu giá thì ai là người trúng đấu giá?
- Lĩnh vực tài chính ngân hàng và bảo hiểm có là lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã hay không theo quy định?
- Kho ngoại quan là kho, bãi lưu trữ hàng hóa chờ xuất khẩu hay chờ nhập khẩu theo quy định pháp luật?
- Giao dịch nội bộ của hợp tác xã gồm các hoạt động nào? Tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ có là tiêu chí xét thụ hưởng chính sách của Nhà nước?
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?