Cải chính trên báo chí được quy định như thế nào? Cơ quan đăng thông tin sai sự thật nhưng không đăng cải chính xin lỗi trên báo chí thì có bị xử phạt hành chính không?

Tôi tên Việt Hoàng. Tôi có điều này cần công ty giải đáp giúp tôi, chuyện là vậy: Gần khu tôi sống có cặp vợ chồng là nghệ sĩ, cũng khá nổi tiếng. Theo như tôi được biết thì họ có cãi vã xích mích với nhau. Khi tôi lên mạng thì thấy có một trang báo P đăng về họ với tiêu đề là "Vợ chồng AB bất hòa nên quyết định ly hôn" và 2 vợ chồng họ đã lên tiếng thông báo với mọi người là họ không có ly hôn. Nhưng trang báo này vẫn không gỡ bài báo và không hề có động tĩnh đăng xin lỗi đôi vợ chồng này. Với trường hợp như vậy, thì trang báo P này có vi phạm không? Nếu có, bị xử phạt như thế nào? Mức phạt là bao nhiêu? Công ty hãy tư vấn giúp tôi.

Cải chính trên báo chí được pháp luật quy định như thế nào?

Theo Điều 42 Luật Báo chí 2016 quy định cải chính trên báo chí:

- Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 52 của Luật này.

- Khi có văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vụ việc mà báo chí đã đăng, phát là sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì cơ quan báo chí phải đăng, phát phần nội dung kết luận đó và nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm báo chí.

Lời xin lỗi của cơ quan báo chí, tác giả tác phẩm báo chí được đăng, phát liền sau nội dung thông tin cải chính.

- Việc đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả tác phẩm phải thực hiện theo quy định sau đây:

+ Đăng, phát tại trang hai đối với báo in, trang cuối đối với tạp chí in, chuyên Mục riêng tại trang chủ đối với báo điện tử với cùng một kiểu chữ, cỡ chữ mà báo chí đã đăng, phát thông tin;

+ Đăng, phát đúng chuyên Mục, giờ phát sóng, số lần phát sóng đối với báo nói, báo hình mà báo chí đã đăng, phát thông tin.

- Khi đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi, cơ quan báo chí phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau đây:

+ Tiêu đề: “Thông tin cải chính, xin lỗi”;

+ Tên tác phẩm báo chí, tên chuyên Mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng, phát phải cải chính;

+ Những thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trong tác phẩm báo chí và nội dung thông tin được cải chính.

Cải chính trên báo chí 

Cải chính trên báo chí

Thời điểm đăng phát cải chính, xin lỗi được quy định như thế nào?

Thời điểm đăng, phát cải chính, xin lỗi được quy định tại khoản 5 Điều 42 Luật Báo chí 2016 như sau:

- Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi của báo điện tử được thực hiện ngay khi nhận được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm; thông tin cải chính, xin lỗi phải được lưu giữ trên báo ít nhất là 07 ngày kể từ ngày đăng, phát cải chính, xin lỗi;

- Việc đăng, phát cải chính, xin lỗi trên báo in, báo nói, báo hình phải được thực hiện trong thời hạn 02 ngày đối với báo ngày, báo nói, báo hình; trong số ra gần nhất đối với báo tuần, tạp chí, tính từ ngày cơ quan báo chí nhận được văn bản kết luận hoặc tự phát hiện vi phạm. Đối với tạp chí xuất bản trên 30 ngày một kỳ thì phải có văn bản trả lời ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và phải đăng trong số ra gần nhất;

- Cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp đã đăng, phát thông tin của cơ quan báo chí khác có nội dung phải cải chính, xin lỗi cũng phải thực hiện đăng lại nội dung cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí vi phạm.

Cơ quan báo chí đã đăng, phát nội dung thông tin vi phạm, sau khi thực hiện cải chính, xin lỗi phải có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan báo chí và trang thông tin điện tử tổng hợp có thỏa thuận về việc sử dụng tin, bài của báo mình để thực hiện việc đăng lại lời cải chính, xin lỗi.

Đăng thông tin sai sự thật nhưng không đăng cải chính xin lỗi thì có bị xử phạt hành chính không?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về vi phạm cải chính trên báo chí, cụ thể những hành vi dưới đây:

"Điều 10. Vi phạm quy định về cải chính trên báo chí

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi thực hiện cải chính, xin lỗi không đúng quy định về kiểu chữ, cờ chữ. (khoản này được sửa đổi bởi điểm a khoản 11 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP)

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo việc cải chính, xin lỗi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

b) Đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi mà không thể hiện nội dung thông tin cải chính, xin lỗi hoặc tên tác phẩm báo chí, tên chuyên mục, số báo, ngày, tháng, năm đã đăng, phát phải cải chính.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc gỡ bỏ thông tin sai sự thật;

b) Không thông báo cho các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp có thỏa thuận việc sử dụng tin bài của báo mình để thực hiện đăng lại lời cải chính, xin lỗi;

c) Tạp chí xuất bản trên 30 ngày một kỳ khi thông tin sai sự thật mà không có văn bản trả lời ngay cho cơ quan tổ chức, cá nhân;

d) Không xây dựng chuyên mục riêng tại trang chủ của báo điện tử, tạp chí điện tử để thực hiện cải chính, xin lỗi;

đ) Đăng, phát thông tin cải chính, xin lỗi mà không thể hiện đầy đủ các nội dung đã thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trong tác phẩm báo chí và nội dung thông tin được cải chính;

e) Cải chính, xin lỗi không đúng thời điểm quy định;

g) Thực hiện cải chính, xin lỗi không đúng quy định về vị trí. (khoản này được bổ sung bởi điểm b Khoản 11 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP)

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không cải chính, xin lỗi theo quy định;

b) Không đăng, phát nội dung kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung sai sự thật, xuyên tạc, vu khống xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân đã đăng, phát trên báo chí.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;

b) Buộc thực hiện đăng, phát lại nội dung cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;

c) Buộc đăng, phát đầy đủ nội dung kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

d) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này."

Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt như sau:

"2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức."

Như vậy, đối chiếu theo quy định trên, việc trang báo P đăng thông tin sai sự thật về đôi vợ chồng AB nhưng không có hành động gỡ bỏ thông tin sai sự thật và không đăng cải chính, xin lỗi thì có thể bị phạt tiền theo mức phạt nêu trên. Ngoài ra, trang báo P có thể phải buộc cải chính, xin lỗi và buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật theo quy định pháp luật.

Báo chí Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Báo chí
Cải chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các loại hình báo chí
Pháp luật
Hồ sơ, thủ tục thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép thực hiện hai loại hình báo chí thực hiện ra sao?
Pháp luật
Làm gì khi công ty bị báo chí đăng tin không đúng sự thật? Xử phạt hành chính hay xử lý hình sự đối với việc báo chí đăng thông tin sai sự thật về công ty?
Pháp luật
Nhà báo là gì? Nhà báo có quyền và nghĩa vụ gì? Trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Báo chí có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tất cả các thông tin không? Vấn đề cải chính trên báo chí được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hội nông dân Việt Nam được phép được thành lập cơ quan báo chí không? Tiêu chuẩn bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí là gì?
Pháp luật
Vụ án đang được điều tra có bắt buộc cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí hay không?
Pháp luật
Đăng bài báo có thông tin xuyên tạc, gây hoang mang dư luận thì bị xử phạt như thế nào? Mức phạt là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay?
Pháp luật
Cơ quan báo chí là gì? Bệnh viện có được phép thành lập cơ quan báo chí không? Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí cần thực hiện những gì?
Pháp luật
Cải chính trên báo chí được quy định như thế nào? Cơ quan đăng thông tin sai sự thật nhưng không đăng cải chính xin lỗi trên báo chí thì có bị xử phạt hành chính không?
Pháp luật
Đối tượng nào được xét cấp thẻ nhà báo? Người dân tộc thiểu số có được cấp xét thẻ nhà báo không? Quyền và nghĩa vụ của nhà báo là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Báo chí
9,500 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Báo chí Cải chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Báo chí Xem toàn bộ văn bản về Cải chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào