Cải tạo công trình tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không?
- Công trình tín ngưỡng là gì?
- Cải tạo công trình tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng để cải tạo công trình tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh sẽ bao gồm những giấy tờ nào?
Công trình tín ngưỡng là gì?
Định nghĩa về công tín ngưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2017/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Công trình tín ngưỡng là công trình xây dựng để làm cơ sở tín ngưỡng.
2. Công trình tôn giáo là công trình xây dựng để làm cơ sở tôn giáo, tượng đài, bia và tháp tôn giáo.
3. Công trình phụ trợ là công trình không sử dụng cho việc thờ tự của cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo gồm nhà ở, nhà khách, nhà ăn, nhà bếp, tường rào khuôn viên thuộc cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và các công trình tương tự khác.
Theo quy định trên thì công trình tín ngưỡng là các công trình xây dựng để làm cơ sở tín ngưỡng.
Cải tạo công trình tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không? (Hình từ Interent)
Cải tạo công trình tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh thì có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không?
Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng được quy định tại Điều 16 Nghị định 162/2017/NĐ-CP như sau:
Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, công trình phụ trợ
1. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình phụ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58 của Luật.
2. Khi cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng.
Theo quy định trên thì khi tiến hành cải tạo công trình tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì được miễn giấy phép xây dựng.
Trường hợp có làm thay đổi kết cấu chịu lực, thay đổi công năng sử dụng và có ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì phải xin giấy phép xây dựng.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng để cải tạo công trình tín ngưỡng không phải là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh sẽ bao gồm những giấy tờ nào?
Tại khoản 1 Điều 58 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về việc cải tạo công trình tín ngưỡng như sau:
Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo
1. Việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
...
Theo đó, căn cứ Điều 96 Luật Xây dựng 2014 quy định về hồ sơ đề nghị cải tạo công trình tín ngưỡng như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.
2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.
3. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.
4. Đối với công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
Bên cạnh đó, tại Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP cũng có quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này.
2. Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.
3. Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
4. Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định này.
5. Đối với các công trình di tích lịch sử - văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.
Từ các quy định trên thì hồ sơ đề nghị cải tạo công trình tín ngưỡng sẽ bao gồm các giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép cải tạo công trình tín ngưỡng theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP TẢI VỀ.
(2) Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật.
(3) Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi cải tạo.
(4) Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?