Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường có được nhận, xử lý và giải quyết đơn tại nhà riêng của mình hay không?
- Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường có được nhận, xử lý và giải quyết đơn tại nhà riêng của mình hay không?
- Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường có trách nhiệm như thế nào?
- Thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường nhằm mục đích gì?
- Thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc gì?
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường có được nhận, xử lý và giải quyết đơn tại nhà riêng của mình hay không?
Theo khoản 4 Điều 10 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định như sau:
Công tác tiếp nhận, xử lý và giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
..
4. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường không được nhận, giải quyết đơn, thư tại nhà riêng hoặc bất cứ nơi nào ngoài trụ sở Cơ quan, trừ trường hợp cấp bách cá nhân đến báo tin về tội phạm, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, phải kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị để chỉ đạo giải quyết theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường không được nhận, giải quyết đơn, thư tại nhà riêng hoặc bất cứ nơi nào ngoài trụ sở Cơ quan.
Trừ trường hợp cấp bách cá nhân đến báo tin về tội phạm, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, phải kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị để chỉ đạo giải quyết theo quy định của pháp luật.
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường có trách nhiệm như thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định như sau:
Trách nhiệm của Cảnh sát môi trường
1. Cảnh sát môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình về những hành vi có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.
2. Cảnh sát môi trường có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng, sử dụng phương tiện, áp dụng các biện pháp công tác Công an theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có biện pháp phòng ngừa, khắc phục.
3. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường khi thực hiện nhiệm vụ tại các cơ quan, tổ chức phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, của Bộ Công an và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về công việc mình đã tiến hành.
4. Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường khi làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch công tác, chuẩn bị kỹ nội dung làm việc; dự kiến các tình huống đột xuất và phương án giải quyết các tình huống đó. Nội dung kế hoạch công tác phải được sự phê duyệt của lãnh đạo đơn vị.
Theo đó, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường có trách nhiệm như trên khi thực hiện nhiệm vụ.
Thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường nhằm mục đích gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định như sau:
Mục đích thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường
Thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường nhằm phát huy quyền làm chủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; huy động sức mạnh tổng hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm; góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát môi trường trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, chống các biểu hiện tiêu cực, gây khó khăn, phiền hà, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo đó, thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường nhằm phát huy quyền làm chủ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;
Huy động sức mạnh tổng hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm;
Góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát môi trường trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, chống các biểu hiện tiêu cực, gây khó khăn, phiền hà, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát môi trường (Hình từ Internet)
Thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc gì?
Tại Điều 4 Thông tư 83/2019/TT-BCA quy định cụ thể:
Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an.
2. Không được lợi dụng dân chủ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; cản trở hoạt động theo pháp luật của Cảnh sát môi trường.
Theo đó, thực hiện dân chủ trong công tác của Cảnh sát môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Bộ Công an.
- Không được lợi dụng dân chủ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; cản trở hoạt động theo pháp luật của Cảnh sát môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 của doanh nghiệp và hộ kinh doanh? Mức nộp thuế môn bài năm 2025?
- Lỗi nẹt pô rú ga xe máy liên tục từ năm 2025 bị phạt bao nhiêu tiền? Trừ mấy điểm giấy phép lái xe khi phạm lỗi nẹt pô rú ga?
- Tờ khai lệ phí môn bài 2025 mới nhất? Cách lập tờ khai thuế môn bài năm 2025 mới nhất ra sao?
- Mẫu đơn đăng ký giao dịch ngoại hối đối với hoạt động dầu khí đầu tư ra nước ngoài theo Nghị định 132 là mẫu nào?
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?