Cán bộ công chức sử dụng xe công đi chơi vào dịp lễ có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Cán bộ công chức dùng xe công đi chơi vào dịp lễ có được coi là hành vi tham nhũng không?
Theo Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có giải thích như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
..."
Tại Điều trên đã giải thích tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Nên việc cán bộ công chức sử dụng xe công để thực hiện vào việc cá nhân là đi chơi vào dịp lễ không nằm trong công việc vậy có thể được xem là tham nhũng.
Cán bộ công chức dùng xe công đi chơi vào dịp lễ có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Cán bộ công chức dùng xe công đi chơi vào dịp lễ có thể bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2019/NĐ-CP quy định:
"Điều 8. Hành vi vi phạm hành chính đối với các quy định về giao, sử dụng tài sản công, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công\
...
2. Phạt tiền đối với hành vi giao, sử dụng tài sản công không đúng mục đích (sử dụng tài sản công không đúng với mục đích, công năng sử dụng của tài sản được đầu tư, trang bị, mua sắm; sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp làm nhà ở hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân; sử dụng xe ô tô đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc đối với chức danh không có tiêu chuẩn; sử dụng xe ô tô phục vụ công tác cho các chức danh không có tiêu chuẩn sử dụng xe mà không được cấp có thẩm quyền phê duyệt; giao, sử dụng xe ô tô vào mục đích cá nhân; sử dụng máy móc, thiết bị, tài sản khác vào mục đích cá nhân) theo các mức phạt sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 100.000.000 đồng/01 đơn vị tài sản (sau đây gọi chung là tài sản có giá trị dưới 100.000.000 đồng);
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản là máy móc, thiết bị, tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô) có nguyên giá theo sổ kế toán từ 100.000.000 đồng trở lên/01 đơn vị tài sản (sau đây gọi chung là tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên);
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp giao, sử dụng tài sản là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô."
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 63/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 4 Nghị định 102/2021/NĐ-CP có quy định:
"Điều 5. Áp dụng mức phạt tiền
Mức phạt tiền quy định tại mục 1, mục 2, mục 3 và mục 4 Chương II, mục 1 Chương III, mục 1 Chương IV, mục 1 và mục 2 Chương V Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức (trừ quy định tại Điều 17, Điều 23, Điều 27 Nghị định này)."
Như vậy, việc cán bộ công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn để dùng xe công đi lễ hội dịp lễ cũng là một trong những biểu hiện của tham nhũng.
Tùy vào tính chất, mức độ mà hành vi này có thể bị xử lý kỷ luật và bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng. Còn đối với cá nhân vi phạm bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Người đứng đầu cơ quan mà để cán bộ công chức dùng xe công đi chơi vào dịp lễ thì có bị kỷ luật không?
Theo Điều 77 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định về hình thức xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu cơ quan để cán bộ công chức dùng xe công đi chơi vào dịp lễ như sau:
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu để xảy ra vụ, việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ, việc sẽ xử lý kỷ luật như sau:
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp nhà nước thì bị xử lý kỷ luật bằng một trong những hình thức sau:
+ Khiển trách;
+ Cảnh cáo;
+ Cách chức.
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ của tổ chức đó.
- Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Như vậy, tùy thuộc vào mức độ của vụ việc thì người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu sẽ bị xem xét kỷ luật nếu để xảy ra tình trạng cán bộ công chức dùng xe công đi chơi vào dịp lễ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?