Cán bộ được phân công nhiệm vụ trực tiếp công dân ở trụ sở công an có những trách nhiệm gì? Có công khai họ tên, chức vụ của cán bộ trực tiếp công dân hay không?
Có được công khai họ tên, chức vụ của cán bộ trực tiếp công dân ở cơ quan công an hay không?
Theo Điều 12 Thông tư 117/2021/TT-BCA quy định về nội dung, hình thức công khai với Nhân dân như sau:
Nội dung, hình thức công khai với Nhân dân
1. Nội dung công khai với Nhân dân
a) Địa chỉ nơi tiếp công dân.
b) Họ tên, cấp bậc, chức vụ của cán bộ được phân công tiếp công dân tại nơi tiếp công dân.
c) Nội quy, thời gian tiếp công dân thường xuyên, lịch tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tại nơi tiếp công dân.
2. Hình thức công khai với Nhân dân
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và nội dung phải công khai, cơ quan Công an áp dụng một, một số hoặc tất cả các hình thức công khai sau đây:
a) Đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan Công an.
b) Niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an.
Như vậy, cán bộ được phân công tiếp người dân ở cơ quan công an phải công khai tên họ, cấp bậc và chức vụ khi thực hiện tiếp dân.
Trực tiếp công dân (Hình tự Internet)
Cán bộ được phân công nhiệm vụ trực tiếp công dân ở cơ quan công an có những trách nhiệm gì?
Theo Điều 13 Thông tư 117/2021/TT-BCA, cán bộ tiếp công dân tại cơ quan công an có những trách nhiệm như sau:
Trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân
1. Chỉ tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân, trường hợp tiếp công dân tại nơi khác phải được cấp có thẩm quyền cho phép.
2. Giải thích, hướng dẫn đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Công an cho công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
3. Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trừ trường hợp được từ chối tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
4. Tuân thủ đúng Điều lệnh Công an nhân dân.
5. Tôn trọng và lắng nghe trình bày của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
6. Vào sổ tiếp công dân khi tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
7. Thông báo lý do từ chối tiếp công dân đối với những trường hợp từ chối tiếp theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cán bộ được phân công trực tiếp người dân có những trách nhiệm như sau:
- Chỉ tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại nơi tiếp công dân, trường hợp tiếp công dân tại nơi khác phải được cấp có thẩm quyền cho phép.
- Giải thích, hướng dẫn đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Công an cho công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trừ trường hợp được từ chối tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ đúng Điều lệnh Công an nhân dân.
- Tôn trọng và lắng nghe trình bày của người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Vào sổ tiếp công dân khi tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Thông báo lý do từ chối tiếp công dân đối với những trường hợp từ chối tiếp theo quy định của pháp luật.
Người đến nơi tiếp dân tại cơ quan công an để thực hiện khiếu nại, tố cáo thì có những quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 14 Thông tư 117/2021/TT-BCA quy định về quyền và trách nhiệm của người đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh như sau:
Quyền và trách nhiệm của người đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Người đến nơi tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh có các quyền theo quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản pháp luật liên quan; được phản ánh về việc thực hiện quy trình tiếp công dân, trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về tiếp công dân và nội quy tiếp công dân.
3. Không mang vũ khí, chất nổ, chất độc, chất dễ cháy hoặc chất cấm khác đến nơi tiếp công dân.
4. Không được lợi dụng quyền tự do dân chủ để có lời nói, hành vi gây rối trật tự công cộng, hành vi quá khích xúc phạm đến cơ quan và cán bộ tiếp công dân, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Như vậy, người dân khi đến nơi tiếp công dân của cơ quan công an để tiến hành khiếu nại, tố cáo thì có quyền theo Luật Tiếp công dân 2013 như sau:
- Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của mình;
- Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
- Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Ngoài ra, người dân còn có các quyền theo khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 và khoản 1 Điều 9 Luật Tố cáo 2018 khi đến nơi tiếp công dân của cơ quan công an để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
Theo đó, người đến nơi tiếp dân tại cơ quan công an để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo phải thực hiện những nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về tiếp công dân và nội quy tiếp công dân.
- Không mang vũ khí, chất nổ, chất độc, chất dễ cháy hoặc chất cấm khác đến nơi tiếp công dân.
- Không được lợi dụng quyền tự do dân chủ để có lời nói, hành vi gây rối trật tự công cộng, hành vi quá khích xúc phạm đến cơ quan và cán bộ tiếp công dân, xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?