Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân nào phải thực hiện lấy phiếu tín nhiệm? Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân được diễn ra khi nào?
Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân nào phải thực hiện lấy phiếu tín nhiệm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 45/2015/TT-BCA như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Thứ trưởng.
2. Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng và tương đương.
3. Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương của các đơn vị trực thuộc Bộ và thuộc Tổng cục.
4. Giám đốc, Phó Giám đốc Công an và Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện).
Trường hợp cán bộ mới được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ trong năm lấy phiếu thì không tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.
Như vậy, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân phải thực hiện lấy phiếu tín nhiệm là:
+ Thứ trưởng.
+ Tổng Cục trưởng, Phó Tổng Cục trưởng và tương đương.
+ Cục trưởng, Phó Cục trưởng và tương đương của các đơn vị trực thuộc Bộ và thuộc Tổng cục.
+ Giám đốc, Phó Giám đốc Công an và Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện).
*Trường hợp cán bộ mới được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ trong năm lấy phiếu thì không tiến hành lấy phiếu tín nhiệm.
Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân nào phải thực hiện lấy phiếu tín nhiệm? (Hình từ Internet)
Việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân được diễn ra khi nào?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 45/2015/TT-BCA quy định như sau:
Nguyên tắc
1. Việc lấy phiếu tín nhiệm (bằng hình thức bỏ phiếu kín) được thực hiện định kỳ vào giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ, bảo đảm nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo và người đứng đầu các cấp.
2. Bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, minh bạch trong việc lấy phiếu tín nhiệm và sử dụng kết quả tín nhiệm; nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh việc vận động, lôi kéo hoặc lợi dụng lấy phiếu tín nhiệm để làm tổn hại uy tín tập thể và cá nhân, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.
3. Kết quả phiếu tín nhiệm được công khai đến đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, cán bộ trong thành phần tham gia ghi phiếu tín nhiệm, trong tập thể lãnh đạo cùng cấp và báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý đối với chức danh cán bộ đó.
4. Phiếu tín nhiệm là một trong những kênh thông tin tham khảo quan trọng cho việc đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ.
Bên cạnh đó, Điều 6 Thông tư 45/2015/TT-BCA quy định về thời điểm lấy phiếu tín nhiệm như sau:
Thời điểm lấy phiếu tín nhiệm
Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành sau sơ kết 6 tháng đầu năm của năm thứ 3 (giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp). Đối với các học viện, trường Công an nhân dân tổ chức vào cuối năm học của năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ.
Trường hợp thật đặc biệt có thể gửi phiếu đến cá nhân và quy định thời gian nhận phiếu (trước khi thực hiện phải báo cáo được lãnh đạo Bộ đồng ý).
Như vậy, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân được tiến hành sau sơ kết 6 tháng đầu năm của năm thứ 3 (thực hiện định kỳ vào giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ).
Đối với các học viện, trường Công an nhân dân tổ chức vào cuối năm học của năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ.
Trường hợp thật đặc biệt có thể gửi phiếu đến cá nhân và quy định thời gian nhận phiếu (trước khi thực hiện phải báo cáo được lãnh đạo Bộ đồng ý).
Nội dung lấy phiếu tín nhiệm căn cứ vào các tiêu chí nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 45/2015/TT-BCA quy định về nội dung lấy phiếu tín nhiệm và tổng hợp kết quả phiếu tín nhiệm như sau:
Nội dung lấy phiếu tín nhiệm và tổng hợp kết quả phiếu tín nhiệm
1. Nội dung lấy phiếu tín nhiệm
Căn cứ vào các tiêu chí sau:
a) Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống:
- Lập trường, quan điểm, tư tưởng chính trị trong thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng; việc chấp hành nguyên tắc, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ phục vụ nhân dân, chấp hành sự phân công của tổ chức;
- Tính trung thực, động cơ trong sáng, công bằng, công tâm, khách quan, giữ vững nguyên tắc trong công việc; khả năng quy tụ đoàn kết nội bộ và tự phê bình, phê bình;
- Việc chống tham nhũng, trục lợi cá nhân; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con về đạo đức, lối sống và chấp hành chính sách, pháp luật;
- Uy tín trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
b) Năng lực thực tiễn:
- Kết quả lãnh đạo cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết, quy định của Ngành vào lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Tính năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành; năng lực dự báo, xử lý tình huống khó, phức tạp trong phạm vi phụ trách;
- Kết quả, chất lượng tham mưu, đề xuất về lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc theo chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị thuộc phạm vi phụ trách;
- Kết quả lãnh đạo công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; năng lực phát hiện, đào tạo, sử dụng người có đức, có tài trong công việc;
- Kết quả lãnh đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách;
- Các tiêu chí trên được xét từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu; thời điểm được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại (đối với đối tượng được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại sau thời điểm đại hội đảng).
2. Phiếu tín nhiệm và việc ghi phiếu tín nhiệm:
a) Phiếu tín nhiệm được thể hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”;
b) Căn cứ vào các tiêu chí theo nội dung lấy phiếu tín nhiệm nêu trên, người ghi phiếu tín nhiệm tự nhìn nhận, đánh giá khách quan về cán bộ được lấy phiếu tín nhiệm để đánh dấu vào một trong ba ô: “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”;
c) Phiếu không hợp lệ là phiếu thuộc một trong các trường hợp sau: phiếu không do ban kiểm phiếu phát ra; phiếu gạch xóa họ tên người được in trên phiếu; phiếu ghi thêm tên người hoặc các thông tin khác vào phiếu; phiếu không đánh dấu vào ô nào hoặc đánh dấu vào hai hoặc ba ô tương ứng với tên của một người được lấy phiếu tín nhiệm.
3. Tổng hợp kết quả phiếu tín nhiệm:
a) Kết quả phiếu tín nhiệm đối với từng người được ban kiểm phiếu tổng hợp như sau: họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm; tổng số phiếu phát ra; tổng số phiếu thu về và số phiếu hợp lệ; tổng số phiếu tín nhiệm cao và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về; tổng số phiếu tín nhiệm và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về; tổng số phiếu tín nhiệm thấp và tỉ lệ phần trăm trên tổng số phiếu thu về;
b) Đối với người được lấy phiếu tín nhiệm ở hai nơi, việc đánh giá tín nhiệm đối với cán bộ sẽ do cấp có thẩm quyền quyết định, trên cơ sở xem xét tổng thể kết quả phiếu tín nhiệm ở từng nơi.
Như vậy, nội dung lấy phiếu tín nhiệm căn cứ vào các tiêu chí sau:
a) Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống:
- Lập trường, quan điểm, tư tưởng chính trị trong thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng; việc chấp hành nguyên tắc, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ phục vụ nhân dân, chấp hành sự phân công của tổ chức;
- Tính trung thực, động cơ trong sáng, công bằng, công tâm, khách quan, giữ vững nguyên tắc trong công việc; khả năng quy tụ đoàn kết nội bộ và tự phê bình, phê bình;
- Việc chống tham nhũng, trục lợi cá nhân; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con về đạo đức, lối sống và chấp hành chính sách, pháp luật;
- Uy tín trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
b) Năng lực thực tiễn:
- Kết quả lãnh đạo cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết, quy định của Ngành vào lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Tính năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành; năng lực dự báo, xử lý tình huống khó, phức tạp trong phạm vi phụ trách;
- Kết quả, chất lượng tham mưu, đề xuất về lĩnh vực được phân công phụ trách;
- Khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc theo chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị thuộc phạm vi phụ trách;
- Kết quả lãnh đạo công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; năng lực phát hiện, đào tạo, sử dụng người có đức, có tài trong công việc;
- Kết quả lãnh đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách;
- Các tiêu chí trên được xét từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu; thời điểm được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại (đối với đối tượng được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại sau thời điểm đại hội đảng).
Tải về mẫu phiếu tín nhiệm mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?