Cán bộ thường trực sẵn sàng chữa cháy khi có lệnh báo động phải thực hiện những gì? Địa điểm nơi nghỉ của cán bộ thường được bố trí ra sao?
- Cán bộ đã thực hiện nhiệm vụ chữa cháy từ bao nhiêu giờ trở lên thì không phải tham gia huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy trong ngày hôm sau?
- Cán bộ thường trực sẵn sàng chữa cháy khi có lệnh báo động phải thực hiện những gì?
- Địa điểm nơi nghỉ của cán bộ thường trực sẵn sàng chữa cháy được bố trí ra sao?
Cán bộ đã thực hiện nhiệm vụ chữa cháy từ bao nhiêu giờ trở lên thì không phải tham gia huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy trong ngày hôm sau?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định chế độ thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
Chế độ thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
1. Căn cứ tình hình thực tế về lực lượng, phương tiện, yêu cầu nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an các đơn vị, địa phương quyết định việc chia ca thường trực và chế độ nghỉ cho phù hợp.
2. Đối với cán bộ, chiến sĩ đã thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ từ 02 giờ trở lên vào ban đêm (từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng ngày hôm sau) thì không phải tham gia huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong ngày hôm sau.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, cán bộ đã thực hiện nhiệm vụ chữa cháy từ 02 giờ trở lên vào ban đêm (từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng ngày hôm sau) thì không phải tham gia huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy trong ngày hôm sau.
Cán bộ đã thực hiện nhiệm vụ chữa cháy từ bao nhiêu giờ trở lên thì không phải tham gia huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy trong ngày hôm sau? (Hình từ Internet)
Cán bộ thường trực sẵn sàng chữa cháy khi có lệnh báo động phải thực hiện những gì?
Theo quy định điểm a khoản 3 Điều 11 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định như sau:
Trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong ca thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
...
3. Cán bộ, chiến sĩ thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
a) Phải thường xuyên có mặt tại trụ sở doanh trại; khi có lệnh báo động phải nhanh chóng mặc trang phục, mang đủ thiết bị bảo hộ cá nhân, lên phương tiện thường trực và nổ máy sẵn sàng xuất phát, chờ lệnh của người chỉ huy.
Thời gian cán bộ, chiến sĩ lên phương tiện và nổ máy sẵn sàng xuất phát kể từ khi có lệnh báo động: Đối với phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới đường bộ không quá 90 giây; đối với tàu, xuồng, ca nô không quá 180 giây;
b) Nắm vững chức trách, nhiệm vụ được giao trong ca thường trực; thuần thục các kỹ thuật cá nhân, đội hình chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; sử dụng thành thạo phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được giao quản lý trong ca thường trực; lái xe, lái tàu phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về giao thông và bảo đảm an toàn cho cán bộ, chiến sĩ;
c) Kiểm tra tình trạng hoạt động và bảo quản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ được giao quản lý theo quy định. Trường hợp phát hiện phương tiện không sử dụng được hoặc cần bổ sung, thay thế phải báo cáo trực chỉ huy để bổ sung, thay thế hoặc khắc phục kịp thời;
d) Trong thời gian tham gia các hoạt động học tập, tập luyện, thực tập phương án phải bảo đảm sẵn sàng đi chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khi có lệnh;
đ) Thực hiện đầy đủ việc ghi chép các loại sổ sách và các nhiệm vụ khác được chỉ huy, cấp trên giao; tham gia giao, nhận ca thường trực đầy đủ theo quy định.
Như vậy, cán bộ thường trực sẵn sàng chữa cháy khi có lệnh báo động phải nhanh chóng mặc trang phục, mang đủ thiết bị bảo hộ cá nhân, lên phương tiện thường trực và nổ máy sẵn sàng xuất phát, chờ lệnh của người chỉ huy.
- Thời gian cán bộ, chiến sĩ lên phương tiện và nổ máy sẵn sàng xuất phát kể từ khi có lệnh báo động: Đối với phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới đường bộ không quá 90 giây. Đối với tàu, xuồng, ca nô không quá 180 giây.
Địa điểm nơi nghỉ của cán bộ thường trực sẵn sàng chữa cháy được bố trí ra sao?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 139/2020/TT-BCA quy định như sau:
Bảo đảm, bố trí cơ sở vật chất, phương tiện, địa điểm đáp ứng yêu cầu thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
...
2. Địa điểm, nơi nghỉ của cán bộ, chiến sĩ thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được bố trí ở vị trí dễ nhận tín hiệu báo động và bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ lên phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhanh chóng, an toàn.
...
Như vậy, địa điểm nơi nghỉ của cán bộ thường trực sẵn sàng chữa cháy phải được bố trí ở vị trí dễ nhận tín hiệu báo động và bảo đảm cho cán bộ, chiến sĩ lên phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhanh chóng, an toàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?