Cần có bao nhiêu chữ ký điện tử để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cho các hệ thống bù trừ khác?
- Chữ ký điện tử được sử dụng trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hiện nay có bao nhiêu loại?
- Cần có bao nhiêu chữ ký điện tử để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cho các hệ thống bù trừ khác?
- Chữ ký điện tử truyền thông và chữ ký điện tử của người ký duyệt sẽ do cơ quan, tổ chức nào cấp?
Chữ ký điện tử được sử dụng trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng hiện nay có bao nhiêu loại?
Theo Điều 12 Thông tư 37/2016/TT-NHNN thì hiện nay, chữ ký điện tử được sử dụng trong hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng có 04 loại, bao gồm:
(1) Chữ ký điện tử của người lập lệnh;
(2) Chữ ký điện tử của người kiểm soát lệnh;
(3) Chữ ký điện tử của người duyệt lệnh;
(4) Chữ ký điện tử của người duyệt truyền thông (viết tắt là Chữ ký điện tử truyền thông).
Cần có bao nhiêu chữ ký điện tử để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cho các hệ thống bù trừ khác? (Hình từ Internet)
Cần có bao nhiêu chữ ký điện tử để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cho các hệ thống bù trừ khác?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 37/2016/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-NHNN) quy định về điều kiện để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống bù trừ khác như sau:
Xử lý kết quả quyết toán ròng từ các Hệ thống khác
...
8. Để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng cho các hệ thống khác, Tổ chức chủ trì BTĐT phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Gửi văn bản đăng ký sử dụng dịch vụ quyết toán ròng (Mẫu số TTLNH-29) qua mạng máy tính hoặc nộp trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH)
b) Yêu cầu về nguồn nhân lực:
- Có tối thiểu 02 cán bộ vận hành được Ngân hàng Nhà nước cấp chứng chỉ hoặc giấy xác nhận đã tham gia đào tạo về quy trình xử lý nghiệp vụ và quy trình vận hành Hệ thống TTLNH;
- Đối với cán bộ được giao trách nhiệm hoặc uỷ quyền thực hiện truyền, nhận dữ liệu quyết toán, ký duyệt lô quyết toán phải có chữ ký điện tử do Ngân hàng Nhà nước cấp theo quy định tại Thông tư về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước;
c) Yêu cầu về kỹ thuật:
- Có hệ thống chính và hệ thống dự phòng đối với phần mềm, cơ sở dữ liệu;
- Có tối thiểu 01 đường truyền chính và 01 đường truyền dự phòng độc lập về hạ tầng cáp truyền dẫn kết nối đến Hệ thống TTLNH;
- Có tối thiểu 02 Chữ ký điện tử được kích hoạt thành công (01 Chữ ký điện tử truyền thông và 01 Chữ ký điện tử của Người ký duyệt);
d) Thành viên tham gia quyết toán phải là thành viên Hệ thống TTLNH;
đ) Có văn bản thỏa thuận trước gửi Ngân hàng Nhà nước (Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH) về việc thực hiện nghĩa vụ quyết toán bù trừ giữa Tổ chức chủ trì BTĐT và thành viên tham gia quyết toán. Văn bản thỏa thuận này phải bao gồm nội dung ủy quyền vô thời hạn và không hủy ngang cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) được chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản thanh toán của mình và xử lý tài khoản ký quỹ (khi thiết lập hạn mức BTĐT) để thực hiện việc quyết toán ròng hoặc nghĩa vụ chia sẻ rủi ro trong trường hợp thành viên quyết toán lập giấy nhận nợ ngân hàng thiếu vốn quyết toán ròng không đủ khả năng trả nợ vay theo quy định về hoạt động bù trừ điện tử tại Thông tư hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán của Ngân hàng Nhà nước;
e) Có xác nhận của Sở Giao dịch về việc thành viên Hệ thống TTLNH đã thực hiện ký quỹ để thiết lập hạn mức bù trừ điện tử theo quy định hiện hành tại Thông tư hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán của Ngân hàng Nhà nước.
...
Về mặt yêu cầu kỹ thuật để sử dụng dịch vụ quyết toán ròng của hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng cho các hệ thống bù trừ khác thì cần phải có ít nhất 02 Chữ ký điện tử được kích hoạt thành công (01 Chữ ký điện tử truyền thông và 01 Chữ ký điện tử của Người ký duyệt).
Chữ ký điện tử truyền thông và chữ ký điện tử của người ký duyệt sẽ do cơ quan, tổ chức nào cấp?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 37/2016/TT-NHNN quy định về phân cấp quản lý và sử dụng chữ ký điện tử như sau:
Cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử tham gia Hệ thống TTLNH
...
2. Chữ ký điện tử được phân cấp quản lý và sử dụng như sau:
a) Công cụ và phương tiện tạo chữ ký điện tử của người lập lệnh và người kiểm soát lệnh do thành viên, đơn vị thành viên tự cấp phát và quản lý theo quy trình xử lý tại từng đơn vị;
b) Khóa bí mật tạo chữ ký điện tử của người duyệt lệnh và chữ ký điện tử truyền thông được Ngân hàng Nhà nước cấp theo quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước. Người được giao quản lý, sử dụng chữ ký điện tử, khóa bí mật phải bảo đảm bí mật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để lộ chữ ký điện tử, khóa bí mật gây thiệt hại;
c) Việc tổ chức phân quyền người lập lệnh, người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh tại các thành viên, đơn vị thành viên do người có thẩm quyền của đơn vị quy định, đảm bảo nguyên tắc người lập lệnh độc lập với người kiểm soát lệnh và người duyệt lệnh.
Như vậy, chữ ký điện tử của người ký duyệt và chữ ký điện tử truyền thông sẽ được Ngân hàng Nhà nước cấp theo quy định về việc quản lý, sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số của Ngân hàng Nhà nước.
Người được giao quản lý, sử dụng chữ ký điện tử, khóa bí mật phải bảo đảm bí mật và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để lộ chữ ký điện tử, khóa bí mật gây thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?