Căn cứ để xác định bưu gửi không có người nhận gồm những nội dung nào? Doanh nghiệp có được hoàn thuế đã nộp thay cho người sử dụng dịch vụ đối với bưu gửi trên không?
Căn cứ để xác định bưu gửi không có người nhận gồm những nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC, có quy định về xác định bưu gửi không có người nhận như sau:
Xác định bưu gửi không có người nhận
1. Bưu gửi được xác định là không có người nhận nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bưu gửi mà người nhận từ chối nhận và người gửi cũng từ chối nhận lại (sau đây gọi là bưu gửi bị từ chối nhận).
b) Bưu gửi không phát được cho người nhận và không hoàn trả được cho người gửi quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 17 Luật bưu chính sau thời hạn 06 tháng kể từ ngày bưu gửi được chấp nhận, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này (sau đây gọi là bưu gửi không phát được). Thời hạn này bao gồm thời gian công khai thông tin quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Căn cứ để xác định bưu gửi không có người nhận gồm các nội dung chính sau đây:
a) Trường hợp bưu gửi bị từ chối nhận quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:
a.1. Thông tin xác định thời gian bưu gửi bị từ chối nhận;
a.2. Thông tin về bưu gửi bị từ chối nhận (số hiệu bưu gửi (nếu có), ký hiệu đặc thù của bưu gửi; họ tên, địa chỉ của người gửi, người nhận trên bưu gửi và các thông tin khác có liên quan);
a.3. Chữ ký, họ tên đầy đủ, thông tin về chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ xác định nhân thân của người từ chối nhận bưu gửi. Trường hợp người từ chối nhận là tổ chức thì phải có dấu, chữ ký, họ tên đầy đủ của người đại diện có thẩm quyền của tổ chức đó.
b) Trường hợp bưu gửi không phát được quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:
b.1. Lý do bưu gửi không phát được;
b.2. Chữ ký, họ tên đầy đủ của nhân viên thực hiện việc phát bưu gửi đó.
c) Trường hợp người gửi có chỉ dẫn bằng văn bản về việc từ chối nhận lại khi không phát được bưu gửi cho người nhận thì tài liệu này được coi là căn cứ xác định việc người gửi từ chối nhận lại.
Như vậy, theo quy định trên thì căn cứ để xác định bưu gửi không có người nhận gồm những nội dung sau:
- Trường hợp bưu gửi bị từ chối nhận quy định tại điểm a khoản 1 Điều này:
+ Thông tin xác định thời gian bưu gửi bị từ chối nhận;
+ Thông tin về bưu gửi bị từ chối nhận (số hiệu bưu gửi (nếu có), ký hiệu đặc thù của bưu gửi; họ tên, địa chỉ của người gửi, người nhận trên bưu gửi và các thông tin khác có liên quan);
+ Chữ ký, họ tên đầy đủ, thông tin về chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ xác định nhân thân của người từ chối nhận bưu gửi. Trường hợp người từ chối nhận là tổ chức thì phải có dấu, chữ ký, họ tên đầy đủ của người đại diện có thẩm quyền của tổ chức đó.
- Trường hợp bưu gửi không phát được quy định tại điểm b khoản 1 Điều này:
+ Lý do bưu gửi không phát được;
+ Chữ ký, họ tên đầy đủ của nhân viên thực hiện việc phát bưu gửi đó.
- Trường hợp người gửi có chỉ dẫn bằng văn bản về việc từ chối nhận lại khi không phát được bưu gửi cho người nhận thì tài liệu này được coi là căn cứ xác định việc người gửi từ chối nhận lại.
Bưu gửi không có người nhận (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có được hoàn các khoản thuế đã nộp thay cho người sử dụng dịch vụ đối với những bưu gửi không có người nhận không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC, có quy định về hoàn thuế như sau:
Hoàn thuế
1. Doanh nghiệp được hoàn các khoản thuế đã nộp thay cho người sử dụng dịch vụ đối với bưu gửi được xác định là không có người nhận.
2. Việc hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp được hoàn các khoản thuế đã nộp thay cho người sử dụng dịch vụ đối với bưu gửi được xác định là không có người nhận.
Lập danh sách bưu gửi không có người nhận có những nội dung nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BTTTT-BTC, có quy định về lập danh sách bưu gửi không có người nhận như sau:
Lập danh sách bưu gửi không có người nhận
1. Doanh nghiệp lập danh sách bưu gửi không có người nhận đối với các bưu gửi không phát được và bưu gửi bị từ chối nhận để làm căn cứ xử lý.
2. Danh sách các bưu gửi không có người nhận bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Số hiệu bưu gửi (nếu có);
b) Ngày chấp nhận bưu gửi (dấu ngày hoặc các thông tin xác định thời gian chấp nhận bưu gửi là căn cứ xác định ngày chấp nhận);
c) Bưu cục chấp nhận bưu gửi;
d) Họ tên địa chỉ người gửi, người nhận;
đ) Lý do không phát được, không hoàn trả được;
e) Thời gian đã công khai thông tin đối với bưu gửi không phát được.
Như vậy, theo quy định trên thì lập danh sách bưu gửi không có người nhận có những nội dung sau:
- Số hiệu bưu gửi (nếu có);
- Ngày chấp nhận bưu gửi (dấu ngày hoặc các thông tin xác định thời gian chấp nhận bưu gửi là căn cứ xác định ngày chấp nhận);
- Bưu cục chấp nhận bưu gửi;
- Họ tên địa chỉ người gửi, người nhận;
- Lý do không phát được, không hoàn trả được;
- Thời gian đã công khai thông tin đối với bưu gửi không phát được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?