Căn cứ vào đâu để xây dựng khung giá đất? Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng khung giá đất bao nhiêu năm một lần?

Tôi muốn hỏi: Căn cứ vào đâu để xây dựng khung giá đất? Xây dựng khung giá đất cần đảm bảo những nội dung nào? Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng khung giá đất bao nhiêu năm một lần? - Câu hỏi của anh Minh (TP. HCM)

Căn cứ vào đâu để xây dựng khung giá đất?

khung giá đất

Căn cứ vào đâu để xây dựng khung giá đất? (Hình từ Internet)

Theo Điều 6 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Căn cứ xây dựng khung giá đất
Việc xây dựng khung giá đất phải căn cứ vào nguyên tắc định giá đất quy định tại Điều 112 của Luật Đất đai, phương pháp định giá đất quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 của Nghị định này; kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất.

Theo đó, việc xây dựng khung giá đất phải căn cứ vào những yếu tố sau:

- Nguyên tắc định giá đất quy định tại Điều 112 Luật Đất đai 2013:

Nguyên tắc, phương pháp định giá đất
1. Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;
b) Theo thời hạn sử dụng đất;
c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;
d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.
2. Chính phủ quy định phương pháp định giá đất.

- Phương pháp định giá đất quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 4 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, cụ thể:

Phương pháp định giá đất
1. Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp định giá đất thông qua việc phân tích mức giá của các thửa đất trống tương tự về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, hình thể, tính pháp lý về quyền sử dụng đất (sau đây gọi là thửa đất so sánh) đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất để so sánh, xác định giá của thửa đất cần định giá.
2. Phương pháp chiết trừ là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).
3. Phương pháp thu nhập là phương pháp định giá đất tính bằng thương số giữa mức thu nhập ròng thu được bình quân một năm trên một đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân một năm tính đến thời điểm định giá đất của loại tiền gửi VNĐ kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng thương mại nhà nước có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn cấp tỉnh.
4. Phương pháp thặng dư là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tiềm năng phát triển theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất để sử dụng cao nhất và tốt nhất bằng cách loại trừ
...

- Kết quả tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường;

- Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất.

Xây dựng khung giá đất cần đảm bảo những nội dung nào?

Theo Điều 7 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) quy định như sau:

Nội dung khung giá đất
1. Quy định mức giá tối thiểu, tối đa đối với các loại đất sau đây:
a) Nhóm đất nông nghiệp:
- Khung giá đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
- Khung giá đất trồng cây lâu năm;
- Khung giá đất rừng sản xuất;
- Khung giá đất nuôi trồng thủy sản;
- Khung giá đất làm muối.
b) Nhóm đất phi nông nghiệp:
- Khung giá đất ở tại nông thôn;
- Khung giá đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;
- Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn;
- Khung giá đất ở tại đô thị;
- Khung giá đất thương mại, dịch vụ tại đô thị;
- Khung giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị.
2. Khung giá đất được quy định theo các vùng kinh tế, loại đô thị sau đây:
a) Vùng kinh tế gồm: vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ, vùng Duyên hải Nam Trung bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Việc quy định khung giá đất nông nghiệp; đất phi nông nghiệp tại nông thôn của mỗi vùng kinh tế được xác định theo 3 loại xã đồng bằng, trung du, miền núi.
b) Các loại đô thị gồm: Đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, đô thị loại II, đô thị loại III, đô thị loại IV, đô thị loại V.
Việc quy định khung giá đất phi nông nghiệp tại đô thị được xác định theo vùng kinh tế và loại đô thị.
3. Khung giá đất được sử dụng làm căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định bảng giá đất tại địa phương.
4. Giá đất trong khung giá đất, bảng giá đất đối với đất sử dụng có thời hạn được tính tương ứng với thời hạn sử dụng đất là 70 năm.
Đối với địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy định thời hạn sử dụng đất để tính giá đất trong bảng giá đất khác với quy định tại khoản này thì phải điều chỉnh lại cho phù hợp.

Theo đó, xây dựng khung giá đất cần đảm bảo những nội dung được quy định nêu trên.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng khung giá đất bao nhiêu năm một lần?

Theo Điều 8 Nghị định 44/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Trình tự, thủ tục xây dựng khung giá đất
1. Trình tự xây dựng khung giá đất thực hiện theo quy định sau đây:
a) Xác định loại đất, vùng kinh tế, loại đô thị trong xây dựng khung giá đất;
b) Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất;
c) Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện khung giá đất hiện hành;
d) Xây dựng khung giá đất và Tờ trình về việc ban hành khung giá đất;
đ) Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo khung giá đất;
e) Thẩm định dự thảo khung giá đất;
g) Hoàn thiện khung giá đất trình Chính phủ ban hành.
2. Hồ sơ xây dựng khung giá đất trình Chính phủ ban hành bao gồm:
a) Tờ trình về việc ban hành khung giá đất;
b) Dự thảo khung giá đất;
c) Báo cáo thuyết minh xây dựng khung giá đất;
d) Văn bản thẩm định khung giá đất.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng, trình Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức thẩm định khung giá đất.

Theo đó, căn cứ trên quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức xây dựng, trình Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần.

Trình tự xây dựng khung giá đất thực hiện theo quy định sau đây:

Bước 1: Xác định loại đất, vùng kinh tế, loại đô thị trong xây dựng khung giá đất;

Bước 2: Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về giá đất thị trường; các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, quản lý và sử dụng đất đai ảnh hưởng đến giá đất;

Bước 3: Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện khung giá đất hiện hành;

Bước 4: Xây dựng khung giá đất và Tờ trình về việc ban hành khung giá đất;

Bước 5: Tổ chức lấy ý kiến về dự thảo khung giá đất;

Bước 6: Thẩm định dự thảo khung giá đất;

Bước 6: Hoàn thiện khung giá đất trình Chính phủ ban hành.

Hồ sơ xây dựng khung giá đất trình Chính phủ ban hành bao gồm:

- Tờ trình về việc ban hành khung giá đất;

- Dự thảo khung giá đất;

- Báo cáo thuyết minh xây dựng khung giá đất;

- Văn bản thẩm định khung giá đất.


Khung giá đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quyết định 94 2024 của UBND TP HCM về khung giá đất cho thuê nhà công vụ
Pháp luật
Căn cứ vào đâu để xây dựng khung giá đất? Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng khung giá đất bao nhiêu năm một lần?
Pháp luật
Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022: Bỏ quy định về khung giá đất và xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường?
Pháp luật
Các chính sách mới nổi bật tác động đến thị trường bất động sản trong khoảng thời gian sắp tới thế nào? Ngăn chặn việc chia tách, phân lô, bán nền?
Pháp luật
Khi điều chỉnh khung giá đất trong vùng kinh tế thì cần xác định những yếu tố nào? Các bước phân tích, đánh giá kết quả thực hiện khung giá đất?
Pháp luật
Lập dự án xây dựng khung giá đất phải bao gồm những nội dung gì? Công tác chuẩn bị lập dự án xây dựng khung giá đất được thực hiện theo bao nhiêu bước?
Pháp luật
Công tác xây dựng khung giá đất điều chỉnh được thực hiện như thế nào? Ai có quyền hoàn thiện khung giá đất điều chỉnh?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khung giá đất
1,455 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khung giá đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khung giá đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào