Căn cước công dân và chứng minh nhân dân nếu làm trước năm 2021 thì vẫn có thể sử dụng cho đến khi hết hạn?
Căn cước công dân và chứng minh nhân dân nếu làm trước năm 2021 thì vẫn có thể sử dụng cho đến khi hết thời hạn?
Căn cứ khoản 2 và khoản 4 Điều 38 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp như sau:
Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
...
2. Chứng minh nhân dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân.
...
4. Địa phương chưa có điều kiện về cơ sở hạ tầng thông tin, vật chất, kỹ thuật và người quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân để triển khai thi hành theo Luật này thì công tác quản lý công dân vẫn thực hiện theo các quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực; chậm nhất từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 phải thực hiện thống nhất theo quy định của Luật này.
...
Theo Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định về hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp như sau:
Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23 tháng 01 năm 2021 và thay thế Thông tư số 61/2015/TT-BCA ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân, Thông tư số 33/2018/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 61/2015/TT-BCA ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân.
2. Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ Căn cước công dân theo quy định tại Thông tư này.
...
Như vậy, đối với trường hợp công dân đã được cấp thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân 9 số trước ngày 23/01/2021 thì thẻ vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.
Điều này đồng nghĩa công dân không phải bắt buộc đổi thẻ căn cước công dân mã vạch, chứng minh nhân dân 9 số đang còn thời hạn sử dụng sang thẻ căn cước công dân gắn chip.
Trong trường hợp bạn có ý muốn đổi từ thẻ căn cước công dân mã vạch, chứng minh nhân dân 9 số còn thời hạn sang căn cước công dân gắn chip thì bạn vẫn có thể đổi được.
Căn cước công dân, chứng minh nhân dân (Hình từ Internet)
Thời hạn sử dụng của căn cước công dân và chứng minh nhân dân là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại mục 4 Phần I Thông tư 04/1999/TT-BCA quy định về số và thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân như sau:
ĐỐI TƯỢNG CẤP CMND
...
4. Số và thời hạn sử dụng của CMND.
CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.
Căn cứ Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 quy định về độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau:
Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Như vậy, thời hạn sử dụng của chứng minh nhân dân là 15 năm kể từ thời điểm cấp. Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân sẽ được ghi trên thẻ tuân thủ theo nguyên tắc được quy định tại Điều 21 nêu trên.
Ngôn ngữ khác trên thẻ căn cước công dân gắn chip được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định về ngôn ngữ khác trên thẻ Căn cước công dân như sau:
Hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách, ngôn ngữ khác và chất liệu thẻ Căn cước công dân
...
5. Ngôn ngữ khác trên thẻ Căn cước công dân là Tiếng Anh, là điều kiện để công dân Việt Nam sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu khi Việt Nam ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Theo đó, bên cạnh ngôn ngữ chính là Tiếng Việt thì ngôn ngữ khác trên thẻ Căn cước công dân là Tiếng Anh.
Đây là điều kiện để công dân Việt Nam sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu khi Việt Nam ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?
- Vượt đèn đỏ nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Không nhường xe ưu tiên có bị phạt không? Xe ưu tiên gồm những xe nào?
- Mẫu quy trình bảo trì công trình xây dựng mới nhất? Việc điều chỉnh quy trình bảo trì công trình xây dựng được thực hiện thế nào?