Cần sử dụng những thiết bị điện nào để hỗ trợ việc hủy nổ đầu đạn? Những hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện khi đang chuẩn bị hủy nổ đầu đạn?
Những hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện khi đang chuẩn bị hủy nổ đầu đạn?
Theo tiết 2.2.5 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2019/BQP về hủy nổ lưu đạn sát thương và đầu đạn nổ phá, nổ sát thương, nổ phá sát thương do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 158/2019/TT-BQP quy định những hành vi bị nghiêm cấm khi hủy nổ đầu đạn như sau:
"2 QUY ĐỊNH AN TOÀN, KỸ THUẬT
...
2.2 Quy định an toàn
...
2.2.5 Trong khu vực hủy, nghiêm cấm các trường hợp sau:
- Đi lại tự do trong khu vực hủy hoặc tiếp xúc với đầu đạn khi chưa được giao nhiệm vụ;
- Mang theo các phương tiện: Có thể phát ra tia lửa hoặc phương tiện tạo lửa; các phương tiện có thể tạo ra điện (trừ trường hợp người được giao nhiệm vụ);
- Có các hành động có thể phát ra tia lửa hoặc điện;
- Sử dụng các chất kích thích;
- Kích nổ thuốc nổ mồi khi chưa có tín hiệu báo an toàn từ các vị trí cảnh giới và khi chưa có lệnh của người chỉ huy;
-Tự động tháo gỡ các chi tiết hoặc cụm chi tiết của đầu đạn;
- Ra khỏi hầm trú ẩn khi chưa có lệnh của người chỉ huy;
-Tiếp xúc trực tiếp với đầu đạn có lắp ngòi đạn do bắn (phóng) hoặc ném đến mục tiêu không nổ; đầu đạn bị văng ra ngoài hố hủy sau khi kích nổ đầu đạn dưới hố hủy.
Như vậy, trong khi thực hiện hủy nổ đầu đạn thì các hành vi vừa nêu trên bị nghiêm cấm để đảm bảo an toàn cho những người thực hiện nhiệm vụ.
Cần sử dụng những thiết bị điện nào để hỗ trợ việc hủy nổ đầu đạn? Những hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện khi đang chuẩn bị hủy nổ đầu đạn? (Hình từ Internet)
Cần sử dụng những thiết bị điện nào để hỗ trợ việc hủy nổ đầu đạn?
Theo tiết 2.2.4.4 tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2019/BQP về hủy nổ lưu đạn sát thương và đầu đạn nổ phá, nổ sát thương, nổ phá sát thương do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 158/2019/TT-BQP quy định về thiết bị điện sử dụng trong việc hủy nổ đầu đạn như sau:
"2 QUY ĐỊNH AN TOÀN, KỸ THUẬT
...
2.2 Quy định an toàn
...
2.2.4.4 Phương tiện, dụng cụ phục vụ hủy nổ đầu đạn
2.2.4.4.1 Thiết bị hủy nổ và thiết bị điểm hỏa:
- Đảm bảo đồng bộ theo tài liệu kỹ thuật của nhà cung cấp thiết bị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tình trạng thiết bị hoạt động tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn và còn trong thời hạn hiệu lực kiểm định.
2.2.4.4.2 Dây dẫn điện:
- Dây dẫn điện: Bao gồm dây dẫn chính và dây dẫn phụ. Dây dẫn chính dùng để nối từ máy điểm hỏa tới dây dẫn phụ. Dây dẫn phụ dùng để liên kết các dây dẫn điện của ống nổ điện ở các hố hủy. Chiều dài dây dẫn chính: Từ 200 m đến 250 m; chiều dài dây dẫn phụ: Đảm bảo đủ chiều dài để nối (liên kết) với dây dẫn chính và các dây điện của các ống nổ điện với nhau;
- Dây dẫn điện phải đảm bảo: Có vỏ bọc cách điện nguyên vẹn trên toàn bộ chiều dài dây (trừ vị trí nằm trong khoảng để liên kết vào thiết bị điểm hỏa và liên kết ống nổ điện); điện trở cách điện giữa dây và vỏ lớn hơn 20 MΩ với xung điện áp 250 V; mỗi loại dây có giá trị điện trở trên chiều dài 100 m đạt từ 8 Ω đến 10 Ω; từng dây được tạo thành từ nhiều sợi bằng hợp kim đồng quấn (liên kết) với nhau tạo thành một dây kim loại có đường kính từ 0,6 mm đến 1,5 mm; phải bảo đảm thông mạch trên toàn bộ chiều dài sử dụng.
2.2.4.4.3 Ống nổ điện, ống nổ thường: Phải bảo đảm chất lượng cấp 1 hoặc cấp 2 theo TQSA 585:2005 (Sửa đổi lần 1:2005), có tỷ lệ nổ 100% và không có các khuyết tật như biến dạng, rạn nứt, han gỉ, bẹp méo. Đối với ống nổ điện: Phần dây điện liên kết vào ống nổ điện không bị lỏng và mạch ở hai đầu dây dẫn (điện trở) phải thông mạch.
..."
Như vậy các thiết bị điện dùng trong việc hủy nổ đầu đạn gồm:
- Thiết bị hủy nổ và thiết bị điểm hỏa;
- Dây dẫn điện;
- Ống nổ điện.
Những đối tượng nào sẽ tham gia vào lực lượng hủy nổ đầu đạn?
Theo tiết 2.1.3.4 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2019/BQP về hủy nổ lưu đạn sát thương và đầu đạn nổ phá, nổ sát thương, nổ phá sát thương do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 158/2019/TT-BQP quy định lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn như sau:
"2 QUY ĐỊNH AN TOÀN, KỸ THUẬT
2.1 Quy định chung
...
2.1.3.4 Chuẩn bị lực lượng và phương tiện hủy nổ đầu đạn:
- Lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn là những người được đào tạo theo đúng chuyên ngành, gồm: Người chỉ huy; nhân viên hủy nổ; nhân viên an toàn; nhân viên kỹ thuật; nhân viên y tế; lực lượng cảnh giới; lực lượng tham gia phòng cháy, chữa cháy và theo quy định tại 2.2.4.3;
- Phương tiện, dụng cụ phục vụ hủy nổ đầu đạn gồm: Thiết bị hủy nổ; thiết bị điểm hỏa (trực tiếp hoặc điều khiển nổ từ xa); dây dẫn điện; ống nổ điện hoặc ống nổ thường; dây cháy chậm; nụ xùy và thuốc nổ mồi; bảo hộ lao động; phương tiện vận chuyển; phương tiện phòng cháy, chữa cháy; phương tiện đo nhiệt độ; phương tiện hỗ trợ y tế. Các phương tiện theo quy định tại 2.2.4.4.
..."
Từ quy chuẩn trên thì lực lượng tham gia hủy nổ đầu đạn là những người được đào tạo theo đúng chuyên ngành, gồm: Người chỉ huy; nhân viên hủy nổ; nhân viên an toàn; nhân viên kỹ thuật; nhân viên y tế; lực lượng cảnh giới; lực lượng tham gia phòng cháy, chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?