Cảng cạn có những chức năng nào và muốn xác định cảng cạn phải dựa vào những tiêu chí nào theo quy định?
Cảng cạn có những chức năng nào?
Theo Điều 100 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Chức năng của cảng cạn
1. Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container.
2. Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra khỏi container.
3. Tập kết container để vận chuyển đến cảng biển và ngược lại.
4. Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng container.
6. Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container.
7. Sửa chữa và bảo dưỡng container.
Theo đó, cảng cạn có những chức năng sau:
- Nhận và gửi hàng hóa được vận chuyển bằng container.
- Đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra khỏi container.
- Tập kết container để vận chuyển đến cảng biển và ngược lại.
- Kiểm tra và hoàn tất thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng container.
- Tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container.
- Sửa chữa và bảo dưỡng container.
Xác định cảng cạn (Hình từ Internet)
Xác định cảng cạn bao gồm các tiêu chí nào?
Căn cứ Điều 101 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Tiêu chí xác định cảng cạn
1. Phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
2. Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng.
3. Phải có ít nhất hai phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao.
4. Bảo đảm đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan.
5. Bảo đảm yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, xác định cảng cạn bao gồm các tiêu chí sau:
- Phải phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
- Gắn với các hành lang vận tải chính, kết nối tới cảng biển phục vụ phát triển kinh tế vùng.
- Phải có ít nhất hai phương thức vận tải để tạo điều kiện tổ chức vận tải đa phương thức hoặc kết nối trực tiếp với một phương thức vận tải có năng lực cao.
- Bảo đảm đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức hữu quan.
- Bảo đảm yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Việc quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn gồm những nội dung nào?
Theo khoản 2 Điều 102 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn như sau:
Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn
1. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Việc lập quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh.
2. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Dự báo nhu cầu hàng hóa thông qua, phân bổ lượng hàng hóa cho các hành lang vận tải, vùng hàng hóa;
b) Xây dựng phương án giao thông kết nối cảng; phương án điều tiết hợp lý luồng hàng hóa gắn với việc phát triển các khu kinh tế, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực;
c) Xác định vị trí, quy mô, công năng, diện tích cảng; phân bổ công năng của từng cảng trong phạm vi vùng đất được quy hoạch; bố trí các công trình phục vụ quản lý nhà nước;
d) Xác định nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn đầu tư, lộ trình thực hiện quy hoạch theo thứ tự ưu tiên đầu tư;
đ) Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý thực hiện quy hoạch; dự kiến nguồn vốn đầu tư cảng.
3. Bộ Giao thông vận tải tổ chức lập quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
4. Bộ Giao thông vận tải tổ chức công bố và hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch và pháp luật về hàng hải.
5. Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Bảo đảm quỹ đất để xây dựng phát triển cảng cạn theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn đã được phê duyệt.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn.
Như vậy, việc quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn gồm những nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?