Cảnh sát cơ động được sử dụng biện pháp công tác để thực hiện những nhiệm vụ nào? Ai có quyền quyết định áp dụng biện pháp công tác?
Nhà nước xây dựng Cảnh sát cơ động thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định về xây dựng Cảnh sát cơ động như sau:
Xây dựng Cảnh sát cơ động
1. Nhà nước xây dựng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; ưu tiên nguồn lực phát triển Cảnh sát cơ động.
2. Cơ quan, tổ chức và công dân Việt Nam có trách nhiệm tham gia xây dựng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh.
Theo quy định trên, Nhà nước xây dựng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; ưu tiên nguồn lực phát triển Cảnh sát cơ động.
Cảnh sát cơ động được sử dụng biện pháp công tác để thực hiện những nhiệm vụ nào? Ai có quyền quyết định áp dụng biện pháp công tác?
(Hình từ Internet)
Cảnh sát cơ động được sử dụng biện pháp công tác để thực hiện những nhiệm vụ nào?
Theo quy định tại Điều 9 Luật Cảnh sát cơ động 2022 về nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động như sau:
Nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động
1. Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Công an về biện pháp vũ trang bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; xây dựng Cảnh sát cơ động cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
2. Sử dụng biện pháp vũ trang là chủ yếu để chống hành vi bạo loạn, khủng bố.
3. Sử dụng biện pháp vũ trang và các biện pháp công tác khác để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, sử dụng bạo lực xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức;
b) Giải tán các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự;
c) Bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt;
d) Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự.
4. Xây dựng, diễn tập phương án để thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình xây dựng và thực hiện phương án của Cảnh sát cơ động.
5. Huấn luyện, bồi dưỡng điều lệnh, quân sự, võ thuật, kỹ thuật, chiến thuật đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động và cán bộ, chiến sĩ, học viên trong Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp huấn luyện công tác phòng, chống khủng bố cho lực lượng chuyên trách và lực lượng được huy động tham gia chống khủng bố; tham gia huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ thuộc các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
7. Thực hiện nghi lễ trong Công an nhân dân và các sự kiện quan trọng theo quy định.
8. Phối hợp, hỗ trợ các lực lượng trong Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, đơn vị, các lực lượng khác trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống, khắc phục thảm họa, thiên tai, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, Cảnh sát cơ động được sử dụng biện pháp công tác để thực hiện những nhiệm vụ sau:
+ Tấn công, ngăn chặn đối tượng thực hiện hành vi bắt cóc con tin, sử dụng bạo lực xâm phạm, đe dọa xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức;
+ Giải tán các vụ việc tập trung đông người gây rối an ninh, trật tự;
+ Bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội và bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt;
+ Tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự.
Ai có quyền quyết định áp dụng biện pháp công tác của Cảnh sát cơ động?
Theo Điều 14 Luật Cảnh sát cơ động 2022 quy định về biện pháp công tác của Cảnh sát cơ động như sau:
Biện pháp công tác của Cảnh sát cơ động
1. Cảnh sát cơ động thực hiện các biện pháp công tác theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định của pháp luật có liên quan để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật này, trong đó biện pháp vũ trang là chủ yếu.
2. Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định việc áp dụng các biện pháp công tác theo quy định tại khoản 1 Điều này, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình.
Như vậy, người có quyền quyết định áp dụng biện pháp công tác của Cảnh sát cơ động là Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh.
Và Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?