Cảnh sát giao thông mặc thường phục có được xử lý vi phạm nồng độ cồn theo quy định hiện hay không?
- Cảnh sát giao thông mặc thường phục có được xử lý vi phạm nồng độ cồn hay không?
- Cảnh sát giao thông được mặc thường phục trong trường hợp nào để thực hiệm nhiệm vụ kiểm soát giao thông?
- Cảnh sát giao thông được quyền kiểm soát các loại giấy tờ nào của người tham gia giao thông khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát?
Cảnh sát giao thông mặc thường phục có được xử lý vi phạm nồng độ cồn hay không?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi thi hành công vụ như sau:
Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi thi hành công vụ
1. Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền phải:
a) Có lệnh hoặc quyết định thi hành công vụ của cơ quan có thẩm quyền, mặc trang phục, quân phục, sắc phục, phù hiệu của ngành hoặc sử dụng thẻ thanh tra, thẻ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
b) Xử lý kịp thời, đúng tính chất, mức độ vi phạm, đúng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, điều lệnh, điều lệ, quy chế của từng ngành;
c) Nghiêm túc, hòa nhã trong thực hiện công vụ.
2. Người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này hoặc vi phạm quy định về những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc vi phạm quy định khác của pháp luật, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Ngoài ra, trang phục của Cảnh sát giao thông theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA (Có hiệu lực từ 15/09/2023) như sau:
Trang phục; trang bị phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát
1. Trang phục của Cảnh sát giao thông
Khi tuần tra, kiểm soát công khai, cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân, dây lưng chéo theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang.
...
Từ quy định trên thì cảnh sát giao thông để có thể xử phạt vi phạm về lỗi nồng độ cồn phải có lệnh hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, cảnh sát giao thông phải mặc trang phục, quân phục, sắc phục, phù hiệu của ngành hoặc sử dụng thẻ thanh tra, thẻ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp Cảnh sát giao thông mặc thường phục thì sẽ không có quyền xử phạt vi phạm đối với lỗi nồng độ cồn của người tham gia giao thông.
Trước đây, vấn đề Cảnh sát giao thông mặc thường phục có được xử lý vi phạm nồng độ cồn hay không được giải đáp như sau:
Căn cứ Điều 27 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi thi hành công vụ như sau:
Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi thi hành công vụ
1. Khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền phải:
a) Có lệnh hoặc quyết định thi hành công vụ của cơ quan có thẩm quyền, mặc trang phục, quân phục, sắc phục, phù hiệu của ngành hoặc sử dụng thẻ thanh tra, thẻ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật;
b) Xử lý kịp thời, đúng tính chất, mức độ vi phạm, đúng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, điều lệnh, điều lệ, quy chế của từng ngành;
c) Nghiêm túc, hòa nhã trong thực hiện công vụ.
2. Người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này hoặc vi phạm quy định về những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 12 Luật Xử lý vi phạm hành chính hoặc vi phạm quy định khác của pháp luật, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi hoàn theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
Ngoài ra, theo điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA (Hết hiệu lực từ 15/09/2023) quy định về trang phục của lực lượng cảnh sát giao thông như sau:
Trang phục; phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát giao thông
1. Trang phục của Cảnh sát giao thông
a) Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang;
Từ quy định trên thì cảnh sát giao thông để có thể xử phạt vi phạm về lỗi nồng độ cồn phải có lệnh hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Ngoài ra, cảnh sát giao thông phải mặc trang phục, quân phục, sắc phục, phù hiệu của ngành hoặc sử dụng thẻ thanh tra, thẻ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp cảnh sát giao thông mặc thường phục thì sẽ không có quyền xử phạt vi phạm đối với lỗi nồng độ cồn của người tham gia giao thông.
Cảnh sát giao thông mặc thường phục có được xử lý vi phạm nồng độ cồn theo quy định hiện hay không? (Hình từ Internet)
Cảnh sát giao thông được mặc thường phục trong trường hợp nào để thực hiệm nhiệm vụ kiểm soát giao thông?
Trang phục của Cảnh sát giao thông theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA (Có hiệu lực từ 15/09/2023) như sau:
Trang phục; trang bị phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát
1. Trang phục của Cảnh sát giao thông
Khi tuần tra, kiểm soát công khai, cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân, dây lưng chéo theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang.
...
Như vậy, có thể thấy hiện nay pháp luật không có quy định về những trường hợp Cảnh sát giao thông được mặc thường phục để thực hiệm nhiệm vụ kiểm soát giao thông.
Trước đây, trang phục của lực lượng cảnh sát giao thông được căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA (Hết hiệu lực từ 15/09/2023) như sau:
Trang phục; phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát giao thông
1. Trang phục của Cảnh sát giao thông
...
b) Trường hợp kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, được bố trí một bộ phận Cảnh sát giao thông mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật....
Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ), Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện) trở lên quyết định việc mặc trang phục Cảnh sát hoặc thường phục khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát.
Theo đó, cảnh sát giao thông được phép mặc thường phục khi thực hiện kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, được bố trí một bộ phận Cảnh sát giao thông mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật
Lưu ý, việc mặc thường phục cần được sự cho phép của từ Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Cảnh sát giao thông được quyền kiểm soát các loại giấy tờ nào của người tham gia giao thông khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát?
Cảnh sát giao thông được quyền kiểm soát các loại giấy tờ sau đây của người tham gia giao thông khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA (Có hiệu lực từ 15/09/2023) như sau:
Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
1. Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vận tải đường bộ.
...
Như vậy, khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát Cảnh sát giao thông được quyền kiểm soát giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật.
Trước đây, quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát được căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 65/2020/TT-BCA (Hết hiệu lực từ 15/09/2023) như sau:
Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
1. Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Thông tư này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên thì khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra kiểm soát thì cảnh sát giao thông có quyền kiểm soát giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông (bằng lái xe), giấy tờ của phương tiện giao thông (GCN đăng ký xe) và giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD) của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?